• Zalo

'Soi' tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ trên cao

Thời sựThứ Sáu, 24/02/2017 16:50:00 +07:00Google News

Tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Việt Nam đã thành hình với những đoạn cua uốn lượn và 12 nhà ga lớn, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm thú vị về Thủ đô từ góc nhìn trên cao.

Công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, định hình rõ ràng với 12 nhà ga. (Map: Google)

Công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, định hình rõ ràng với 12 nhà ga. (Map: Google) 

Ga Cát Linh: Nằm ở khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, là một trong hai đầu tuyến của đường sắt trên cao đầu tiên ở Việt Nam.

Ga Cát Linh: Nằm ở khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, là một trong hai đầu tuyến của đường sắt trên cao đầu tiên ở Việt Nam. 

Ga La Thành: Sau khi xuất phát từ ga Cát Linh, tàu chạy dọc tuyến phố Hào Nam cắt ngang đường La Thành để vào ga La Thành đầu phố Hoàng Cầu.

Ga La Thành: Sau khi xuất phát từ ga Cát Linh, tàu chạy dọc tuyến phố Hào Nam cắt ngang đường La Thành để vào ga La Thành đầu phố Hoàng Cầu. 

Qua ga La Thành, đường sắt trên cao chạy qua mặt nước hồ Hoàng Cầu. Tại đây, hành khách sẽ có được trải nhiệm tần nhìn rất đẹp mắt.

Qua ga La Thành, đường sắt trên cao chạy qua mặt nước hồ Hoàng Cầu. Tại đây, hành khách sẽ có được trải nhiệm tần nhìn rất đẹp mắt. 

Ga Thái Hà: Là điểm đón trả khách khá quan trọng vì nằm ngay sát ngã tư Hoàng Cầu - Thái Hà - Yên Lãng.

Ga Thái Hà: Là điểm đón trả khách khá quan trọng vì nằm ngay sát ngã tư Hoàng Cầu - Thái Hà - Yên Lãng. 

Ga Láng: Qua đoạn đường lượn cong ở góc phố Yên Lãng - Láng, đoàn tàu đến ga Láng. Nhà ga này khá lớn và nằm chủ yếu trên mặt sông Tô Lịch, cũng cho tầm quan sát thú vị.

Ga Láng: Qua đoạn đường lượn cong ở góc phố Yên Lãng - Láng, đoàn tàu đến ga Láng. Nhà ga này khá lớn và nằm chủ yếu trên mặt sông Tô Lịch, cũng cho tầm quan sát thú vị. 

Sau khi rời ga Láng, đoàn tàu sẽ ôm cua uốn lượn qua một khu nhà chung cư lớn để vào đường Nguyễn Trãi.

Sau khi rời ga Láng, đoàn tàu sẽ ôm cua uốn lượn qua một khu nhà chung cư lớn để vào đường Nguyễn Trãi. 

Ga Thượng Đình (ĐHQGHN): Nhà ga này nằm ở đầu trục đường cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô với mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc.

Ga Thượng Đình (ĐHQGHN): Nhà ga này nằm ở đầu trục đường cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô với mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc. 

Ga Vành đai 3: Điểm giao cắt lớn nhất của tuyến là đoạn qua ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, nút giao 4 tầng duy nhất tại Hà Nội gồm một đường hầm, một trục giao thông mặt đất, tuyến đường trên cao vành đai 3 và trên cùng là đường sắt trên cao.

Ga Vành đai 3: Điểm giao cắt lớn nhất của tuyến là đoạn qua ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, nút giao 4 tầng duy nhất tại Hà Nội gồm một đường hầm, một trục giao thông mặt đất, tuyến đường trên cao vành đai 3 và trên cùng là đường sắt trên cao. 

Ga Thanh Xuân 3: Là ga nằm ở khu vực có mật độ dân số cao của khu tập thể Thanh Xuân đã có từ mấy chục năm nay.

Ga Thanh Xuân 3: Là ga nằm ở khu vực có mật độ dân số cao của khu tập thể Thanh Xuân đã có từ mấy chục năm nay. 

Ga Phùng Khoang: Là khu vực trước kia là bến xe Hà Đông. Tất cả các nhà ga chủ yếu được xây dựng lắp đặt với mái vòm tạo cung tròn bằng khung thép lớn. Hệ thống mái sử dụng tấm lợp hút ánh sáng trời, hai cổng ra vào ga thông suốt qua ga.

Ga Phùng Khoang: Là khu vực trước kia là bến xe Hà Đông. Tất cả các nhà ga chủ yếu được xây dựng lắp đặt với mái vòm tạo cung tròn bằng khung thép lớn. Hệ thống mái sử dụng tấm lợp hút ánh sáng trời, hai cổng ra vào ga thông suốt qua ga. 

Ray tàu trên toàn tuyến đã được lắp đặt xong. Hiện tại công nhân đang tiến hành lắp vách chắn hai bên đường tàu.

Ray tàu trên toàn tuyến đã được lắp đặt xong. Hiện tại công nhân đang tiến hành lắp vách chắn hai bên đường tàu. 

Ga Văn Khê: Ga này nằm ở trung tâm của quận Hà Đông, gần bệnh viện Hà Đông, bưu điện, chợ... Các nhà ga được xây dựng thang bộ và đường bắc ngang cho hành đi từ hai bên đường lên nhà ga để đi tàu.

 Ga Văn Khê: Ga này nằm ở trung tâm của quận Hà Đông, gần bệnh viện Hà Đông, bưu điện, chợ... Các nhà ga được xây dựng thang bộ và đường bắc ngang cho hành đi từ hai bên đường lên nhà ga để đi tàu.

Ga La Khê: Đây được dự tính là một trong những nhà ga sẽ có mật độ hành khách đi tàu cao. Nhà ga nằm ở gần khu đô thị Văn Phú, đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) nối với các khu đô thị vệ tinh ở phía Tây Nam Thủ đô.

Ga La Khê: Đây được dự tính là một trong những nhà ga sẽ có mật độ hành khách đi tàu cao. Nhà ga nằm ở gần khu đô thị Văn Phú, đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) nối với các khu đô thị vệ tinh ở phía Tây Nam Thủ đô. 

Ga Ba La: Gần đường Ba La đi Vân Đình - Chùa Hương và Đường Yên Nghĩa đi Xuân Mai - Hòa Bình.

 Ga Ba La: Gần đường Ba La đi Vân Đình - Chùa Hương và Đường Yên Nghĩa đi Xuân Mai - Hòa Bình.

Khi qua khu vực ga Ba La, sau đó gặp đường rẽ đoạn đường dẫn, kết nối trục đường trên cao ra khu depot (khu nhà ga tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng đường tàu) phía đường Ba La, trước khi về ga cuối Yên Nghĩa.

Khi qua khu vực ga Ba La, sau đó gặp đường rẽ đoạn đường dẫn, kết nối trục đường trên cao ra khu depot (khu nhà ga tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng đường tàu) phía đường Ba La, trước khi về ga cuối Yên Nghĩa. 

Ga Yên Nghĩa: Là ga cuối của hành trình, nằm ngay trước cổng của bến xe Yên Nghĩa. Từ đây hành khách rất thuận tiện để bắt xe đi các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên...

Ga Yên Nghĩa: Là ga cuối của hành trình, nằm ngay trước cổng của bến xe Yên Nghĩa. Từ đây hành khách rất thuận tiện để bắt xe đi các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên... 

Phần cuối cùng của đường tàu đã sẵn sàng cho việc xây dựng kết nối tuyến đường đi về phía Tây của Thủ đô trong tương lai.

Phần cuối cùng của đường tàu đã sẵn sàng cho việc xây dựng kết nối tuyến đường đi về phía Tây của Thủ đô trong tương lai. 

Video: Dân Thủ đô háo hức xem cẩu đầu tàu lên ray Cát Linh - Hà Đông

 

(Nguồn: Dân Trí)
Bình luận
vtcnews.vn