Sai lầm của bà mẹ trẻ
Rất kỹ càng và cẩn thận trong chế độ dinh dưỡng cho con, chị Nguyễn Thị Hải (Hải Dương) sinh con đầu lòng được 3 tháng nhưng suốt 3 tháng liền, trong bữa ăn hằng ngày của chị tuyệt nhiên không có món cá bởi chị nghe nói phụ nữ sau sinh nếu ăn cá tanh, con bú sữa mẹ sẽ bị đi ngoài.
Các loại thực phẩm khác như hạt điều, hạt chia, hạt nhân bình thường, chị rất thích ăn nhưng sau sinh chị cũng kiêng khem bởi sợ con bú sữa sẽ bị đầy bụng và răng của mẹ sau này sẽ ê buốt.
Cũng như chị Hải, chị Trịnh Yến Ngọc (Thái Nguyên) cho con ăn dặm từ 6 tháng nhưng mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa, mỗi bữa chỉ ăn 1 món duy nhất để em bé làm quen dần với thức ăn và để nghe ngóng con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
Dù biết rất tốt nhưng mãi tới khi con 1 tuổi, chị mới cho con ăn cá và các loại hạt bởi sợ con ăn chất tanh sớm sẽ đi ngoài, hoặc ăn hạt sớm bị đầy bụng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa sau này.
Theo PGS.TS Trần Đình Toán - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Ủy viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, Omega có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của não bộ bởi nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các nơ ron thần kinh.
Omega giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, tăng sự tập trung chú ý, giúp trẻ phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, nhận thức. Omega còn có các chức năng trên phạm vi rộng trong hệ thống tim mạch, phổi, hệ miễn dịch và nội tiết của cơ thể.
Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram. Tới khi 5 tuổi tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn. Vì vậy, ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ đã cần phải bổ sung Omega.
Nếu thiếu Omega sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thần kinh của trẻ, làm giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào.
Thậm chí, khiến trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm… Đồng thời, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ xương, giảm hiệu quả của quá trình đông máu, dung nạp glucose và khả năng chống viêm của cơ thể.
PGS. TS Trần Đình Toán nhấn mạnh, Omega là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm hoặc các dưỡng chất bổ sung. Nó cũng không có tính dự trữ nên cần bổ sung thường xuyên.
Do đó, ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ đã cần được cung cấp lượng Omega đầy đủ hàng ngày. Tuy nhiên, chính sự kiêng cữ quá mức của mẹ có thể vô tình khiến trẻ bị thiếu hụt Omega ngay từ khi sơ sinh.
Lý giải về điều này, ông phân tích, Omega có 2 nguồn: nguồn lấy thực vật (có trong dầu các loại hạt: điều, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lý chua đen…) và nguồn lấy từ động vật (chủ yếu là cá biển). Việc các bà mẹ kiêng ăn cá, kiêng ăn các loại hạt suốt 3 tháng đầu hoặc 6 tháng đầu sau sinh là một sai lầm. Chính điều này đã vô tình khiến trẻ không được tiếp nhận đủ Omega qua lượng sữa bú.
Tới khi ăn dặm, trẻ có khả năng rất cao bị thiết hụt cả lượng Omega thực vật và Omega động vật bởi ở giai đoạn này, các mẹ thường cho con ăn rất ít loại thực phẩm trong 1 bữa vì phải thăm dò, để loại trừ khả năng bị dị ứng thực phẩm.
Các loại hạt cũng được cho bé ăn rất ít vì hạt cứng, thô, chưa thích hợp với giai đoạn tập ăn và có nguy cơ gây đầy bụng cho bé. Mặt khác, nhiều mẹ phải tới 8, 9 tháng mới cho con ăn cá vì khả năng gây dị ứng từ cá cao hơn các loại đạm khác.
Theo PGS Toán, 2 năm đầu đời là khoảng thời gian vàng trẻ cần tiếp nhận Omega để hoàn thiện và phát triển não bộ, xây dựng nhận thức, tư duy, tuy nhiên, chế độ ăn của trẻ lại không thể cung cấp đầy đủ lượng Omega.
“Việc bổ sung Omega cho trẻ ngay từ khi 1 ngày tuổi là rất cần thiết. Các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, không nên kiêng khem quá mức dẫn tới nguồn sữa thiếu hụt Omega đồng thời, nên bổ sung Omega cho trẻ hàng ngày” - PGS Toán nhấn mạnh.
Omega thực vật có tốt và an toàn cho trẻ?
Nhiều mẹ đã biết tới vai trò của Omega đối với việc phát triển não bộ của trẻ, tuy nhiên, Omega thực vật hiện nay đang có xu hướng sử dụng nhiều hơn Omega động vật.
Theo PGS Phạm Đình Toán, thực chất, Omega động vật và Omega thực vật về giá trị hấp thu vào cơ thể là như nhau, không có gì khác biệt. Tuy nhiên, xu hướng này cũng hợp lý và có căn cứ khoa học bởi Omega thực vật thích hợp và an toàn với trẻ nhỏ hơn Omega động vật.
Ưu điểm trước tiên của Omega thực vật là không có vị tanh, trẻ dễ uống, không gây kích ứng, nôn trớ. Ngay từ sơ sinh, vị giác của trẻ đã hình thành, thậm chí vị giác của trẻ còn nhạy cảm hơn gấp 3 lần so với vị giác người lớn.
Omega thực vật thường không có mùi vị nên trẻ sơ sinh ngay từ 1 ngày tuổi đã có thể sử dụng. Trong khi Omega động vật từ các loại cá biển lại có vị tanh, nên khó dung nạp với trẻ hơn.
Thêm vào đó, nếu xét về độ an toàn: Omega thực vật được giám sát kỹ càng từ khâu gieo trồng đến thu hái để đảm bảo dược liệu sạch, an toàn, không bị ô nhiễm đất, nước, không dùng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, không nhiễm kim loại nặng…
Còn nguồn Omega động vật chủ yếu là từ cá, nhất là nguồn cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá kình, cá mòi lại đang có nguy cơ nhiễm các kim loại nặng, thủy ngân bởi môi trường biển ô nhiễm.
Đặc biệt, Omega thực vật lại có tính bảo toàn chất lượng hơn Omega động vật bởi Omega là chất dễ bị ô xy hóa, biến chất nhưng được bảo toàn bởi lượng vitamin E có sẵn trong thực vật. Ở hầu hết thực vật đều chứa nguồn vitamin E tự nhiên, nhưng ở động vật, nguồn vitamin E hầu như không có.
PGS Toán cũng lưu ý, Omega thực vật tuy là dưỡng chất tốt nhưng không thể bổ sung tùy tiện, nếu tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 quá chênh lệch sẽ khiến cho một số enzym quan trọng trong tiêu hóa bị thay thế, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch…
Omega rất cần thiết đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Trong khi đó, cơ thể không tự tổng hợp được dưỡng chất này nên các mẹ cần hiểu đúng về vai trò của dưỡng chất này và cách bổ sung đúng cho trẻ đặc biệt là giai đoạn bào thai và sơ sinh.
Bình luận