Thịt tôm có hàm lượng protein cao, chứa nhiều canxi, photpho, axit béo và nhiều khoáng chất khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các chất có trong tôm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư và củng cố hệ xương khớp. Vì giàu dinh dưỡng như vậy nên tôm thường có mặt trong khẩu phần ăn của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số quan niệm sai lầm khi ăn tôm.
Ăn vỏ tôm để tận dụng canxi
Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất nên thường cố ăn cả vỏ. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Vỏ tôm tuy cứng nhưng hầu như không chứa canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kittin (chitin), một dạng polymer tạo nên vỏ của hầu hết các loài giáp xác. Vỏ của một số loài tôm còn đối khó tiêu hóa nên nếu ăn phải, chúng sẽ bị đào thải ra ngoài. Nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt và chân.
Vì vậy, chúng ta đừng cố ép mình hay trẻ em ăn vỏ tôm vì chúng không có nhiều canxi mà còn có thể gây ác cảm, biếng ăn, tăng nguy cơ hóc vỏ tôm ở trẻ.
Ăn mắt tôm để bổ mắt
Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều chất tốt cho mắt, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh điều đó.
Thực tế, phần đầu của tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn phải những túi chất thải. Ngoài ra, trong trường hợp đau mắt đỏ, việc ăn tôm sẽ khiến tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.
Sản phụ kiêng ăn tôm để tránh lạnh bụng
Nhiều người cho rằng phụ nữ sau sinh nếu ăn tôm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng, người sinh mổ ăn tôm sẽ bị sẹo lồi. Trên thực tế, sẹo lồi sau phẫu thuật là do cơ địa của mỗi người, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng việc ăn tôm có ảnh hưởng đến sẹo.
Theo các chuyên gia, tôm rất giàu protein, giúp bà bầu phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, tôm rất giàu canxi nên khi mẹ ăn tôm, trẻ sẽ được cung cấp canxi qua sữa mẹ. Nhưng việc ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu nên sản phụ chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ
Chúng ta đều biết, việc ăn tôm sẽ khiến chứng ho nặng hơn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bóc sạch vỏ tôm sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì hệ hô hấp của người đang bị ho rất dễ phản ứng với tôm, sẽ khiến cơn ho kéo dài hơn.
Khi bị ho, tốt nhất chúng ta nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn.
Có thể nấu canh tôm với bất kỳ loại rau, củ nào
Tôm chứa nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với vitamin C thì asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3 (tức thạch tín) là chất rất độc.
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau củ giàu vitamin C như mướp đắng, rau ngót. Cũng không nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho... ngay sau khi ăn tôm.
Bình luận