Mất ngủ là một loại bệnh lý rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến 1/10 người Anh ở bất kỳ độ tuổi nào, nghiên cứu cho biết.
Chứng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh thức giấc nhiều vào ban đêm, có liên quan đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Mất ngủ thường được chia thành 3 loại chính, bao gồm: Mất ngủ cấp tính, mất ngủ mãn tính và mất ngủ thoáng qua.
Chứng mất ngủ thoáng qua kéo dài ít hơn một tuần và nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng. Trong khi đó, mất ngủ cấp tính thường kéo dài trong vài tuần và được gây ra bởi một sự kiện nghiêm trọng, chẳng hạn như sự mất mát người thân.
Mất ngủ mãn tính ít phổ biến hơn, người bệnh khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm ít nhất 3 lần/tuần, kéo dài trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng.
Khoảng 1/3 người trưởng thành ở các nước phương Tây gặp vấn đề về giấc ngủ ít nhất 1 lần/tuần, có tới 10% đáp ứng các tiêu chí về chứng rối loạn mất ngủ, chuyên gia trên kênh NICE (Vương Quốc Anh) cho biết.
Mối nguy hiểm của việc "sống chung" với chứng mất ngủ được các nhà nghiên cứu cảnh báo nhiều lần.
Theo thời gian, tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh khó có cuộc sống lành mạnh do mệt mỏi cả ngày, từ đó không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc tập thể dục.
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng có thể gây ra những thay đổi về sinh lý trong cơ thể, chẳng hạn như tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, nhịp tim không đều...
Dưới đây là 4 hệ lụy của chứng mất ngủ (rối loạn giấc ngủ) bạn cần lưu ý.
1. Vấn đề về tim
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2019), những người có khuynh hướng di truyền đối với chứng mất ngủ có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, suy tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu khác của Trung Quốc được công bố trên tạp chí Neurology cho thấy, những người có triệu chứng của cả 3 loại mất ngủ trên có nguy cơ bị đột quỵ hoặc bệnh tim cao hơn 18% so với những người không bị mất ngủ.
Các triệu chứng của 487.000 người mất ngủ, khó ngủ là thức dậy quá sớm hoặc kém tập trung trong ngày do ngủ không ngon giấc.
Rủi ro không dừng lại ở đó, một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2022, một nửa số người bị mất ngủ đã từng bị đau tim. Và điều này có thể làm tăng nguy cơ liên quan đến các vấn đề về tim trong tương lai.
2. Đột quỵ
Ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Các nhà khoa học từ Đại học McMaster, Canada, đã theo dõi sức khỏe của 116.632 người trưởng thành trong 8 năm sau khi khảo vấn về giấc ngủ của họ.
Trong thời gian đó, có 4.381 người đã tử vong và 4.365 người khác bị các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
Các nghiên cứu khác chỉ ra, ngủ ít hơn 6h mỗi ngày làm tăng 9% nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột qụy. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều, từ 9-10h làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ lên đến 17%.
3. Huyết áp cao
Cao huyết áp (tăng huyết áp) còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh không có triệu chứng.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 200 người mắc bệnh đau dạ dày mãn tính, so sánh giấc ngủ và huyết áp của họ với 100 người không mắc chứng bệnh này.
Kết quả được công bố trên tạp chí Hypertension, những người bị mất ngủ kinh niên - mất hơn 14 phút để đi vào giấc ngủ ngắn vào ban ngày có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 3 lần.
Bản thân bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim, và do đó có thể giải thích những nguy cơ này đối với bệnh đau dạ dày.
4. Bệnh tiểu đường loại 2
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol (Anh), những người mất ngủ hoặc khó ngủ có lượng đường trong máu cao hơn những người không hoặc hiếm khi gặp vấn đề về giấc ngủ.
Nghiên cứu chỉ ra, ước tính có khoảng 27.000 người trưởng thành ở Anh mắc chứng mất ngủ có thể không bị bệnh tiểu đường nếu tình trạng giấc ngủ của họ được cải thiện.
Bệnh tiểu đường loại 2 cần được kiểm soát trong suốt cuộc đời người bệnh, nếu không điều trị hiệu quả, nguy cơ biến chứng bệnh trở nên nguy hiểm hơn, bao gồm đau tim, đột quỵ, suy thận, các vấn đề nghiêm trọng về mắt và thần kinh.
Có một số điều bạn nên làm để có một giấc ngủ tốt cho sức khỏe, đó là ngừng sử dụng điện thoại ít nhất 1h trước khi đi ngủ, làm cho phòng ngủ thoáng mát và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng.
Nếu mất ngủ nhiều tháng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và giúp bạn khắc phục tình trạng này trước khi xuất hiện các biến chứng trầm trọng.
Bình luận