• Zalo

Lộ trình cấm xe máy ở Hà Nội có thể kéo dài tới năm 2030

Thời sựThứ Ba, 20/09/2016 17:12:00 +07:00Google News

Đại diện Viện chiến lược và phát triển GTVT - đơn vị phối hợp cùng Sở GTVT Hà Nội xây dựng đề án cấm xe máy, cho biết vẫn đang thăm dò ý kiến dư luận, có thể sẽ kéo dãn lộ trình thực hiện.

Theo ông Lê Đỗ Mười, Viện phó Viện chiến lược và phát triển GTVT, đề án mới đang ở giai đoạn báo cáo đầu kỳ để xin ý kiến, thời gian áp dụng có thể sẽ điều chỉnh kéo dài lộ trình tới năm 2030 mới tiến hành hạn chế phương tiện cá nhân.

Ông Mười cũng khẳng định đề án liệt kê mô hình hạn chế phương tiện của các nước trong khu vực cũng như Âu, Mỹ, nhưng không áp dụng cứng mô hình nước nào cho Hà Nội. Ví dụ, cấm xe máy Trung Quốc làm rất tốt nhưng họ công bố cấm trước đó 10 năm, sau đó 10 - 20 năm họ cấm hoàn toàn.

Cấm xe máy cần lộ trình công bố trước ít nhất là 10 năm - ảnh 1

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân có thể kéo dãn đến năm 2030.

Lý giải việc lựa chọn xe máy đăng ký biển ngoại tỉnh là đối tượng bị cấm đầu tiên theo lộ trình, ông Mười cho rằng, qua điều tra khảo sát, số lượng phương tiện ngoại tỉnh có khoảng 80% của học sinh, sinh viên, của các khu công nghiệp. Đây là các đối tượng có khu vực, luồng tuyến di chuyển cố định, chủ yếu ở ngoại thành.

Trả lời câu hỏi việc cấm biển ngoại tỉnh có đẩy khó cho dân không, theo ông Mười, các tuyến xe buýt sẽ đáp ứng được nhóm nhu cầu này nên đề xuất hạn chế với nhóm này là phù hợp, không phải phải đẩy khó cho dân. Biển số xe của người buôn bán ngoại tỉnh đi vào trong sáng sớm, đường vành đai không nằm trong khung giờ cao điểm bị cấm.

5b3767485ddsc_1766_ucpc-0

Mục đích của đề án là làm giảm tình trạng ùn tắc giao thồng nghiêm trọng ở Hà Nội.

Về nguy cơ người dân đổ xô đi đăng ký biển Hà Nội, ông Mười cho hay, đề án đặt trọng tậm vào quản lý nhu cầu sử dụng phương tiện, không quản lý nhu cầu sở hữu, việc đăng ký biển Hà Nội không ảnh hưởng.

Vận tải công cộng phát triển ở mức độ nào quyết định đến sự thành hay bại của chính sách hạn chế phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đề án hạn chế phương tiện cá nhân của Hà Nội đưa ra số liệu phát triển vận tải hành khách công cộng quá lý tưởng, trong khi thực tế phát triển lại ì ạch.

Theo ông Mười, vận tải hành khách công cộng ai cũng muốn thực hiện theo quy hoạch, chiến lược đặt ra nhưng nguồn lực chưa đủ để đầu tư vì đường sắt đô thị, xe buýt nhanh đều đắt đỏ.

“Chúng tôi xác định xe buýt vẫn là xương sống cho Hà Nội đến năm 2030, quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới, rà soát nhu cầu, sắp xếp các tuyến xe buýt để đảm đương khối lượng vận tải lớn”, ông Mười nói.

Cụ thể, ông Mười cho biết sẽ rà soát sắp xếp lại toàn bộ mạng lưới, đặc biệt lựa chọn chủng loại xe phù hợp với từng khu vực, như khu phố cổ sẽ khôi phục xe nhỏ kết nối với các trục lớn, các xe lớn kết nối với các làng nghề, ngoại thành. Mạng lưới xe buýt kéo dài các tuyến đến xã như Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì… các điểm trung chuyển, nhà chờ cắm ở ngoại thành, sức hút tăng lên, người dân sẽ sử dụng xe buýt thay vì phương tiện cá nhân đi vào nội đô.

Video: Hà Nội cấm xe máy từ 2025

(Nguồn: Thanh Niên)
Bình luận
vtcnews.vn