• Zalo

Làm ngay 7 điều này cho xương, bạn khỏi lo phải 'bò, lết' khi về già

Sức khỏeThứ Bảy, 19/05/2018 11:10:00 +07:00Google News

Loãng xương là bệnh dễ gặp phải nhưng hầu như không được quan tâm, có 7 cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe của xương giúp bạn luôn khỏe mạnh, cứng cáp ngay cả khi cao tuổi về già.

Đi bộ 10 phút/lần, 3 lần/ngày

Đây là việc làm cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện nhưng đặc biệt có lợi cho xương và sự linh hoạt của xương khớp.

Nếu bạn đều đặn đi bộ 10 phút/lần, 3 lần/ngày kết hợp với bơi lội và thực hiện một số bài tập cơ bắp nhẹ nhàng sẽ giúp giữ xương chắc khỏe, tăng sức mạnh, sự bền bỉ và sức đề kháng cho cơ bắp của bạn. Việc thường xuyên vận động, hoạt động đều đặn cũng giúp bạn vững chãi, khỏe mạnh hơn khi về già.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người thường xuyên hoạt động vận động và tập luyện đúng cách khi còn trẻ thì khi về già sẽ ít ngã hơn, xương chắc khỏe hơn.

Không hút thuốc, nhất là khi bạn còn trẻ

Thuốc lá không chỉ có hại với phổi, sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư mà nó còn tác động mạnh tới các tế bào tạo xương.

Với những người dưới 30 tuổi - nhóm tuổi đang tích lũy xương, người thường xuyên hút thuốc là hoặc hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị loãng xương, gẫy xương cao hơn hẳn. Những người biết ngừng hút thuốc sớm, hoặc không hút thuốc thì sức mạnh của xương tốt hơn hẳn.

1

 Hình minh họa

Chính vì thế, việc không hút thuốc khi còn trẻ chính là một trong những chìa khóa báo vệ xương của bạn, giúp xương chắc khỏe khi về già.

Đừng quá gầy

Gầy chắc chắn tốt hơn béo, tuy nhiên nếu bạn quá gầy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe xương của bạn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có trọng lượng quá ít thường bị còi xương, tổng số khối lượng xương thấp hơn, sức khỏe của xương yếu kém hơn.

Qúa gầy, suy dinh dưỡng chính là lý do khiến bạn yếu ớt, loãng xương, dễ bị gẫy xương khi về già và ngay cả khi còn trẻ.

Sử dụng liệu quáp thay thế hooc môn ở phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ có khả năng mắc bệnh loãng xương cao gấp bốn lần so với nam giới vì mức estrogen của họ giảm sau thời kỳ mãn kinh. Liệu pháp thay thế hormone có thể giúp duy trì xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương dễ vỡ.

Chính vì thế chị em phải chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu pháp này trước khi mình bước vào thời kỳ mãn kinh. Vì một khi bạn bị loãng xương, mọi nỗ lực cải thiện đều mất rất nhiều thời gian và không hiệu quả lắm.

Bổ sung thêm Vitamin D

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng phải cung cấp đủ 700 mg canxi mỗi ngày là số lượng mà cơ thể bạn cần để tạo xương mới khi xương cũ được thay thế. Tuy nhiên không vì thế mà bạn uống hoặc bổ sung canxi bằng nhiều cách, tốt nhất bạn nên ăn những thực phẩm giàu canxi và uống thêm Vitamin D giúp hấp thụ canxi tốt nhất cho cơ thể.

Video: Cận cảnh quy trình nắn lại xương sườn bị gãy cho bệnh nhân

Bạn cần khoảng 10 microgram vitamin D mỗi ngày để xương khỏe mạnh. Đặc biệt với những người không bao giờ để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc có chế độ ăn hạn chế thì rất cần bổ sung vitamin D. Các nhà khoa học khuyến cáo, các em bé bú sữa mẹ đến một tuổi và tất cả trẻ em từ 1-4 tuổi nên bổ sung vitamin D hàng ngày.

Hạn chế đừng để bị gẫy xương phòng biến chứng trước khi về già

Những trường hợp đã bị loãng xương thì cần đặc biệt chú ý bổ sung dinh dưỡng và luyện tập đều đặn để giảm những ảnh hưởng xấu của tình trạng loãng xương gây ra cho cơ thể. Những việc bạn cần chú ý nhất là đừng để xảy ra những tai nạn, va chạm không đáng có gây gãy xương hoặc tổn thương thương vì những người loãng xương thường lâu lành và xương bạn sẽ yếu đi trông thấy. Bạn cũng dễ gặp phải những biến chứng ở xương khớp khi về già do tình trạng gẫy vỡ xương trước đó di chứng lại.

Luôn nằm được tình trạng sức khỏe của bản thân, biết những nguy cơ của bản thân

Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe xương thường xuyên chính là cách bảo vệ chăm sóc cơ thể, sức khỏe xương khớp tốt nhất.

Nếu bạn là người gầy suy dinh dưỡng, từng hút nhiều thuốc lám từng bị gẫy xương, từng uống rượu nhiều khi còn trẻ thì hãy nghiêm túc kiểm tra sức khỏe xương khớp của mình để phòng trừ những rủi ro và đây cũng là cách để bạn khỏi lo phải 'bò, lết' khi về già.

Thu Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn