• Zalo

Không lo thiếu dinh dưỡng với nguyên tắc 7 con số vàng

Gia đìnhThứ Sáu, 11/10/2013 10:23:00 +07:00Google News

Nhưng làm thế nào để cân bằng được dinh dưỡng? Hãy tham khảo về quy tắc "7 con số vàng" sau đây để đảm bảo tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho sức khỏe của gia đình

Nhưng làm thế nào để cân bằng được dinh dưỡng? Hãy tham khảo về quy tắc "7 con số vàng" sau đây để đảm bảo tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho sức khỏe của gia đình bạn.

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong cộng đồng. Xuất phát từ thói quen ăn uống, từ phong tục, tập quán, từ quan niệm về chăm sóc sức khỏe… nhiều người chỉ quan tâm tới vấn đề lượng hay chất của các bữa ăn mà quên đi việc tìm hiểu làm thế nào để có được các bữa ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Nếu bị mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể không dung nạp đủ dưỡng chất, sẽ dẫn đến phát sinh nhiều căn bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường… mà ít ai ngờ tới.

Nhưng làm thế nào để cân bằng được dinh dưỡng? Hãy tham khảo về quy tắc "7 con số vàng" sau đây để đảm bảo tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho sức khỏe của gia đình bạn.

quy tắc không lo thiếu hụt về dinh dưỡng
Dinh dưỡng cân bằng là chìa khóa cho sức khỏe bền lâu 

1. Muối

Hiệp hội Dinh dưỡng quốc tế khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày cho người lớn không được vượt quá 6g, tương đương với một nắp bia nhỏ hoặc một muỗng cà phê. Ngoài việc hạn chế nêm muối khi nấu ăn thì người nội trợ cũng phải chú ý đến những loại thực phẩm có hàm lượng muối tương đối cao, chẳng hạn như là nước sốt, xúc xích, thịt hun khói và các thực phẩm chế biến khác.

Không chỉ vậy, ăn trứng vịt muối, bánh quy và vài đồ ăn nhẹ khác cũng có nghĩa là bạn đang cung cấp thêm hàm lượng muối ngoài bữa ăn cho cơ thể mình nữa đấy.

2. Rau xanh

Rau là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng tốt cho cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên ăn ít nhất hai loại rau trở lên (5 loại thì càng tốt), trong đó tốt nhất là những loại rau tươi, rau theo mùa hoặc rau có lá màu xanh đậm.

 quy tắc không lo thiếu hụt về dinh dưỡng-2
Những loại rau có lá xanh đậm cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả. Ảnh minh họa 

3. Dầu thực vật

Số lượng dầu mỗi ngày không nên vượt quá 30 gram, tốt nhất là bạn nên hạn chế đến 25 gram hoặc ít hơn. Lượng dầu này tương đương với 3 muỗng cà phê. Ngoài ra, cũng nên chú ý thay đổi thường xuyên các loại dầu ăn, đồng thời ăn thêm mỡ lợn và mỡ động vật khác.

Mặc dù ăn nhiều dầu không tốt cho sức khỏe nhưng không thể phủ nhận một điều rằng dầu ăn tốt cho sức khỏe và cơ thể bạn không thể thiếu dầu ăn. Dầu ăn giúp cung cấp chất béo trong cơ thể để ổn định nhiệt độ cơ thể. Tốt nhất bạn nên chọn các loại dầu có chứa nhiều axit béo không no, có lợi cho sức khỏe như dầu đậu phộng, dầu ôliu, dầu hướng dương...


4. Tinh bột


Thực phẩm chứa tinh bột cũng rất dồi dào lượng vitamin B, khoáng chất và chất xơ, có lợi cho sức khỏe đường ruột, đường huyết. Bên cạnh đó còn cung cấp một lượng nhỏ chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài lúa gạo thì bạn nên tăng cường thêm các loại ngũ cốc khác cho gia đình, chẳng hạn như gạo lức, gạo cẩm, yến mạch, kiều mạch, kê, đậu đỏ, hạt giống và các loại ngũ cốc khác, để nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết từ các thực phẩm chủ yếu. Hãy chọn 4 loại thực phẩm chứa tinh bột trong số các thực phẩm trên.

5. Gia vị


Trong nấu ăn, mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ các loại gia vị nhưng hàm lượng nhỏ bé đó lại có ảnh hưởng sức khỏe nhất định. Hạt tiêu, quế là nguồn quan trọng cung cấp chất ô xy hóa tự nhiên cho cơ thể. Giấm và cà ri tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Trong khi đó, hành, gừng, tỏi... lại làm gia tăng cảm giác thèm ăn, giải độc, khử trùng... Vì vậy, để giúp cơ thể có được những lợi ích sức khỏe thì bữa ăn của gia đình bạn nên sử dụng đến 5 loại gia vị. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe.

6.Protein


Những loại thực phẩm cung cấp protein chất lượng cao sẽ mang lại những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe khác nhau, trong khi thịt đỏ giàu sắt, cá béo nâng cao sức khỏe thể chất, đậu phụ chứa isoflavone đậu nành tốt cho nội tiết, các loại hạt tốt cho tim và não bộ thì các thành phần khác thuận lợi cho phát triển cơ xương lại nằm trong trứng.

7. Nước


Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần và cả nuôi dưỡng nhan sắc. Vì thế các bạn cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể bảy cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc chừng 200ml). Lượng nước này tương đương với 3 chai nước khoáng bình thường.

Nguồn: Gia đình
Bình luận
vtcnews.vn