Theo Tổng cục Thống kê, có đến 10 nhóm trong tổng số 11 nhóm hàng hóa tăng giá thời điểm sắp Tết. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, chiếm 1,83%.
Việc giá hàng hóa tăng mạnh khiến cho CPI tháng 1/2018 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 2,65% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân dẫn đến điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Theo Tổng cục Thống kê, một trong những nguyên nhân đẩy chỉ số CPI lên cao là do giá điện điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 1/12/2017.
Ngoài ra, giá xăng dầu được điều chỉnh 2 đợt trong tháng 1/2018 cũng góp phần tác động đến chỉ số CPI chung trong tháng đầu năm 2018, giúp tăng 0,11%.
Bên cạnh đó, tháng 1/2018 là thời điểm sát năm mới Tết Mậu Tuất, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao, khiến cho mặt bằng giá chung của các sản phẩm đều tăng theo.
Không chỉ những hàng hóa phục vụ riêng trong ngày Tết mà cả đồ điện tử, đồ gia dụng... cũng không nằm ngoài làn sóng tăng giá. Giá vật liệu, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng... cũng ghi nhận tăng 0,35% trong tháng 1/2018.
Ngoài ra, một trong những yếu tố khách quan khiến giá hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh trong thời gian vừa qua đó là đội tuyển U23 Việt Nam tham dự VCK giải U23 Châu Á. Hàng loạt những sản phẩm "ăn theo" giải đấu được bày bán chóng mặt như các loại cờ nhiều kích cỡ, áo in hình cờ và cầu thủ, sticker, băng đô...
Video: Phát hiện lò 'rượu giả' sắp bung hàng Tết ở Hà Nội
Trước ngày 27/1, ngày diễn ra trận chung kết U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan, nhiều cơ sở nhận đặt làm cờ, áo... số lượng lớn thậm chí còn không sản xuất kịp để trả hàng cho khách.
Theo ghi nhận của PV, nhiều nơi "thổi giá" sản phẩm, đắt gấp mấy lần bình thường nhưng khách hàng vẫn đổ xô đi mua.
Bên cạnh đó, một số đại lý kinh doanh vé máy bay, tour du lịch cũng "thắng đậm" khi số lượng khách du lịch tăng đột biến, chủ yếu sang Thường Châu, Trung Quốc để cổ vũ trận chung kết.
Bình luận