Khó khăn chồng chất khó khăn
Đại dịch COVID-19 khiến cho nhiều cửa hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa để cách ly khiến rất nhều doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có rất nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí là phá sản vì không có đủ chi phí duy trì hoạt động.
Để có thể “sống sót” qua mùa dịch, việc cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quảng cáo,…là bắt buộc. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp quảng cáo phải “lao đao” khi mất đi nhiều hợp đồng.
Các hoạt động như quảng cáo qua truyền hình, quảng cáo in ấn, quảng cáo ngoài trời,…chịu ảnh hưởng nặng nề. Thay vào đó là các hình ảnh, video, nội dung ngắn gọn, ấn tượng xuất hiện trên không gian mạng ngày cành nhiều..
Một số doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với công ty quảng cáo đề nghị tạm hoãn do làm ăn khó khăn, sau đó cắt luôn hợp đồng và chấp nhận bồi thường.Các công ty nhiều trang quảng cáo không tìm được khách hàng hoặc khách hàng mua không hết trang.
Các hoạt động quảng cáo ngoài trời (OOH) của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp cho rằng hoạt động OOH là không cần thiết trong hoàn cảnh mọi người bị hạn chế đi lại. Vì vậy đây là hoạt động marketing mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để cắt giảm đầu tiên. Các công ty quảng cáo chấp nhận giảm giá của hoạt động quảng cáo ngoài trời để có thể thu hút một số doanh nghiệp thuộc các ngành hàng đặc thù muốn duy trì nhận biết thương hiệu đến công chúng.
Trong cái khó ló cái khôn
Bên cạnh những khó khăn, đại dịch COVID 19 cũng mở ra một cơ hội cho quảng cáo, marketing kiểu mới, đó là các doanh nghiệp đủ can đảm đón đầu xu hướng chuyển đổi số trong thời kỳ mọi lĩnh vực đời sống xã hội đều hoạt động trên nền tảng trực tuyến, online.
Đã đến lúc các doanh nghiệp quảng cáo cần từ bỏ các đặc điểm, mô hình mà trước đại dịch dùng để định hướng chiến lược và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thông điệp quảng cáo cần được dựa trên thông tin thu thập được từ người tiêu dùng cũng như sở thích và thị hiếu của riêng từng người.
Trong cái khó ló cái khôn, khi bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn, các doanh nghiệp lại có những ý tưởng thú vị. Những chiến dịch quảng cáo vừa thúc đẩy thương hiệu đến với người tiêu dùng, đem lại hiệu quả bán hàng cao thông qua nền tảng mạng xã hội là minh chứng cho xu hướng quảng cáo mới.
Có nhiều chiến dịch quảng cáo được tung ra thị trường như: MV Tết “Cả ngàn lời chúc” của OMO, “Đi về nhà” của HONDA, “Mãi bên nhau bạn nhé” của Acecook,..
Ông Trần Hoàng - Chủ tịch hiệp hội Marketing Việt Nam cho rằng: "Các công ty buộc phải điều chỉnh chiến lược quảng cáo, tiếp thị “thích ứng” tối ưu nền tảng bán hàng hiện tại để tối ưu hóa chi phí marketing cũng như tận dụng thế mạnh là sự am hiểu tường tận các yếu tố cấu thành thương hiệu để kể câu chuyện theo cách nhiều cảm xúc chân thành và kết nối nhất".
Trong mùa dịch vừa qua, có nhiều chiến dịch xuất hiện tạo nên ấn tượng của thương hiệu trong lòng công chúng, khách hàng.
Đơn cử như hệ thống cửa hàng Pharmacy với chiến dịch bán khẩu trang với mức giá bình ổn, Coca-Cola tuyên bố sẽ dừng các chiến dịch quảng cáo để đóng góp 7 tỷ đồng trong công tác phòng dịch đều là những chiến dịch sáng tạo tác động vào tâm lý, cảm xúc của công chúng trong bối cảnh hiện nay.
Thành công của nhiều chiến dịch quảng cáo này đã tái định hình ảnh cho thương hiệu cũng như các doanh nghiệp quảng cáo, truyền thông. Mặc dù có rất nhiều doanh nghiệp quảng cáo “chật vật” vì đại dịch, nhưng thị trường quảng cáo vẫn duy trì kết nối với người tiêu dùng, đối tác bằng các điểm chạm, cách tiếp cận sáng tạo hơn.
Các doanh nghiệp quảng cáo và dịch vụ truyền hình đang được trao cơ hội để đồng hành với công chúng trong thời điểm khó khăn hiện nay. Nếu có thể tận dụng tốt cơ hội để tiếp cận với công chúng thông qua nền tảng trực tuyến, mạng xã hội như Facebook, Youtobe, Tiktok, … bằng các chiến dịch quảng cáo, video truyền thông sáng tạo tác động vào nhu cầu, cảm xúc của khách hàng mục tiêu thì các doanh nghiệp quảng cáo có thể vượt qua khó khăn của mùa dịch, cũng là cơ hội để tạo nên những bước tiến mới trong thời gian tới.
Bình luận