Chiều cao người Việt bị liệt vào Top 20 nước thấp nhất thế giới
Ngày 26/9 vừa qua, Hội thảo khoa học “Tầm vóc cơ thể và một số yếu tố tăng trưởng chiều cao” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ dinh dưỡng đầu ngành, bác sỹ y khoa, dược khoa.
Viện Y học Ứng dụng tổ chức hội thảo “Tầm vóc cơ thể và một số yếu tố tăng trưởng chiều cao” ngày 26/9.
Tại buổi hội thảo, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, trong vòng 100 năm qua, nữ giới Hàn Quốc và nam giới Iran đã đạt mức tăng chiều cao trung bình lớn nhất với mức tăng tương ứng là 20,2 cm và 16,5 cm, đứng vị trí 55 và 67 thế giới.
Chiều cao trung bình nam giới Việt Nam chỉ tăng 4,4 cm và nữ giới 3,4 cm trong 34 năm qua
Nhưng chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ tăng 4,4 cm (từ 1,6m lên 1,64,4m), chiều cao trung bình của nữ giới tăng 3,4 cm (từ 1,5m lên 1,53,4m). Nam giới Việt Nam đứng thứ 19 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, nữ giới đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới, với chiều cao trung bình là 153,6cm. Đây là mức tăng trưởng thấp.
Thay đổi chiều cao 100 năm qua ở các nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao vẫn chưa được hiểu đúng
Cũng theo TS Trương Hồng Sơn, có nhiều yếu tố tác động tới sự tăng trưởng chiều cao trẻ em Việt, trong đó 5 yếu tố chính sau.
Muốn cao lớn - Phát triển dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời và tiền dậy thì
Theo PGS. TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời (từ khi bà mẹ có thai cho tới trẻ 24 tháng tuổi) là cơ hội giúp cho đứa trẻ phát triển về tầm vóc tốt nhất. Sau đó là ở giai đoạn tiền dậy thì (6 tới 11 tuổi).
Các chuyên gia cũng cho rằng, thấp bé nhẹ cân không phải là thuộc tính di truyền của người Việt. Nếu cải thiện chế độ dinh dưỡng nghèo canxi, vitamin D và K2 như hiện nay, cộng thêm luyện tập thể thao thì tầm vóc hoàn toàn có thể cải thiện được.
Nhu cầu canxi khuyến nghị cho từng độ tuổi
1. Canxi
Canxi được ví như xi măng xây lên bộ xương vững chắc. Vi chất này cũng tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ co giãn, tim đập khỏe, điều hòa huyết áp…
Trẻ nhận đủ canxi trong 1.000 ngày đầu đời (từ thai kỳ đến 2 tuổi), tiền dậy thì và dậy thì (từ 9-18 tuổi) sẽ đạt được chiều cao tối ưu. Tùy theo độ tuổi mà mức hấp thụ canxi của trẻ khác nhau, khoảng 300-1000mg mỗi ngày.
Video: 'Bỏ túi' tuyệt chiêu tăng chiều cao chỉ trong vài phút của người Nhật
Theo Tiến sĩ Lê Bạch, canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, súp lơ, bắp cải, cần tây, cải bó xôi, vỏ của thủy hải sản….
2. Vitamin D3
Vitamin D3 giúp cơ thể tăng hấp thụ canxi, phốt pho từ ruột non để xương và răng thêm chắc khỏe. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến còi xương, chân vòng kiềng ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
Nhu càu vitamin D khuyến nghị
90% vitamin D được cơ thể tự sản sinh khi phơi nắng. Vi chất này hấp thu nhanh, dễ tổng hợp nếu trẻ mặc áo ngắn quần cộc, tắm nắng hàng ngày vào khung giờ sáng và chiều mát. Nhưng tại Việt Nam, có đến 90% trẻ em đang bị thiếu vitamin D do bố mẹ thời nay có xu hướng ít cho con ra ngoài vui chơi, nếu có cũng che chắn thân thể quá mức.
Ngoài ra, vitamin D3 còn có thể hấp thụ qua các loại thực phẩm như cá béo, dầu gan cá và trứng, sữa, nước trái cây, ngũ cốc ăn sáng.
3. Vitamin K2
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh – Phó viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, vitamin K gồm nhiều loại, trong đó K2 có tác động quan trọng đến hệ xương. Nếu vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu canxi tại ruột, thì K2 lại trực tiếp kéo canxi vào xương.
Vitamin K2 có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm lên men (pho mát, sữa chua)…
Nhu cầu vitamin K khuyến nghị cho mọi người
Bình luận