WHO cho biết cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về cách biến chủng Omicron có thể lẩn tránh miễn dịch ở người đã tiêm vaccine, cũng như những người từng nhiễm COVID-19 của chủng chủng này.
WHO đánh giá rủi ro tổng thể từ biến chủng Omicron là "vẫn còn rất cao".
Một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng này cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech có thể kém hiệu quả hơn đối với chủng Omicron so với các chủng COVID-19 trước đó. Trong nghiên cứu trên 12 bệnh nhân của Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi, lượng kháng thể trung hòa do vaccine gây ra đã giảm gần 40 lần so với chủng virus ban đầu.
Tuy nhiên, nghiên cứu được Discovery Health công bố trong tuần này cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech có hiệu quả 70% trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhập viện ở những bệnh nhân bị nhiễm biến chủng Omicron.
Các nghiên cứu sơ bộ từ Pfizer và BioNTech cũng phát hiện ra rằng, việc tiêm nhắc lại liều vaccine của họ sẽ cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại biến chủng này.
Hôm 14/12, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, 77 quốc gia đã ghi nhận ca mắc chủng Omicron và có lẽ chủng này hiện diện ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Ông Tedros cho rằng, các mũi vaccine nhắc lại có thể đóng một vai trò trong việc hạn chế sự lây lan của COVID-19. Ông cho hay, sự xuất hiện của Omicron đã thúc đẩy các quốc gia triển khai chương trình tiêm tăng cường vaccine cho toàn bộ dân số trưởng thành. Điều này dẫn đến tình trạng tích trữ vaccine của các nước, thiếu vaccine trên toàn cầu.
Bình luận