(VTC News) - Tờ Guardian dẫn lời cơ quan nghiên cứu Mỹ nói hình ảnh vệ tinh cho thấy các lò sản xuất plutonium của Triều Tiên đã được khởi động lại.
Mối quan hệ từng căng thẳng của Triều Tiên và Hàn Quốc đã được cải thiện khi ngày 11/9 vừa quan, quan chức 2 nước đã đồng ý cho Khu công nghiệp chung Keasong đã bị đóng cửa từ tháng 4 hoạt động trở lại vào ngày 16/9 tới.
Cũng theo Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, công suất lò phản ứng của Triều Tiên có thể sản xuất khoảng 6kg plutonium chất lượng vũ khí hạt nhân mỗi năm. Cơ quan này cũng tin rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 34 - 36kg plutonium, đủ cho hơn 10 đầu đạn hạt nhân.
'Nắm đấm hạt nhân' Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Sức hủy diệt của quân đội Triều Tiên chính là vũ khí hạt nhân, thế nhưng so với bên kia chiến tuyến, khi mà Mỹ tuyên bố che “ô hạt nhân” cho Hàn Quốc, ưu thế này giảm đi rõ rệt.
Bởi Triều Tiên chỉ mới sở hữu công nghệ hạt nhân, trong khi Mỹ đã thành công với thứ vũ khí hủy diệt này từ hàng chục năm trước.
Trong khi đó, đồng minh lớn nhất là Bắc Kinh lâu nay luôn tuyên bố về “sự trỗi dậy hòa bình”, nên các chuyên gia quân sự tin rằng Trung Quốc sẽ không tham chiến với vũ khí hạt nhân.
Trong điều kiện này, Triều Tiên buộc phải sử dụng những gì mình có mà không có sự chống lưng được cho là rất đáng kể của Trung Quốc – năng lực hạt nhân tạm coi là đủ sức tranh hùng với Mỹ.
Nếu kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra, Triều Tiên dường như cũng không có lợi thế. Có thể Mỹ sẽ mất vài thành phố (trong điều kiện lý tưởng là tên lửa Triều Tiên vượt qua lá chắn phòng thủ Mỹ), thì lượng tên lửa hạt nhân chiến lược, chiến thuật của Mỹ quá thừa khả năng và cái cớ để hủy diệt toàn bộ Triều Tiên – quốc gia có diện tích không lớn.
Trên thực tế, lâu nay Triều Tiên bị cho là vẫn luôn dùng ‘lá bài hạt nhân’ để giành thế có lợi trong đàm phán với Mỹ.
Cũng giống như Syria, Pakistan, Lybia, Iran, hiện chưa có thông tin nào cụ thể về năng lực hạt nhân Triều Tiên, nhưng lá bài đó luôn là thứ có sức mạnh trên bàn đàm phán.
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều cơ sở phục vụ và thử nghiệm hạt nhân như: cơ sở hạt nhân Yongbyon có lò phản ứng Taechon và nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon ở ngay bên cạnh lò phản ứng Teachon; lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên; cơ sở nhiên liệu Sunchon ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng; cơ sở khai thác Uranium ở Pyongsan tỉnh Bắc Hwanghae bao gồm hai mỏ Uranium là Kumdongsan và Kumchon.
Trong bức ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên ngày 31/8 cho thấy những vệt khói trắng bốc lên từ tòa nhà gần khu vực đặt tuabin.
Các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, Đại học Johns Hopkins nói đây có thể là dấu hiệu Triều Tiên đã khởi động lại nhà máy sản xuất nguyên liệu hạt nhân của họ.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin Reuters rằng ông tin lượng khói đó 'chứng tỏ Triều Tiên đã bắt đầu cho lò phản ứng hoạt động trở lại'.
Hình ảnh vệ tinh về tổ hợp hạt nhân Yongbyon |
Mối quan hệ từng căng thẳng của Triều Tiên và Hàn Quốc đã được cải thiện khi ngày 11/9 vừa quan, quan chức 2 nước đã đồng ý cho Khu công nghiệp chung Keasong đã bị đóng cửa từ tháng 4 hoạt động trở lại vào ngày 16/9 tới.
Cũng theo Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, công suất lò phản ứng của Triều Tiên có thể sản xuất khoảng 6kg plutonium chất lượng vũ khí hạt nhân mỗi năm. Cơ quan này cũng tin rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 34 - 36kg plutonium, đủ cho hơn 10 đầu đạn hạt nhân.
'Nắm đấm hạt nhân' Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Sức hủy diệt của quân đội Triều Tiên chính là vũ khí hạt nhân, thế nhưng so với bên kia chiến tuyến, khi mà Mỹ tuyên bố che “ô hạt nhân” cho Hàn Quốc, ưu thế này giảm đi rõ rệt.
Bởi Triều Tiên chỉ mới sở hữu công nghệ hạt nhân, trong khi Mỹ đã thành công với thứ vũ khí hủy diệt này từ hàng chục năm trước.
Trong khi đó, đồng minh lớn nhất là Bắc Kinh lâu nay luôn tuyên bố về “sự trỗi dậy hòa bình”, nên các chuyên gia quân sự tin rằng Trung Quốc sẽ không tham chiến với vũ khí hạt nhân.
Ảnh chụp từ vệ tinh về bãi thử hạt nhân của Triều Tiên |
Trong điều kiện này, Triều Tiên buộc phải sử dụng những gì mình có mà không có sự chống lưng được cho là rất đáng kể của Trung Quốc – năng lực hạt nhân tạm coi là đủ sức tranh hùng với Mỹ.
Nếu kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra, Triều Tiên dường như cũng không có lợi thế. Có thể Mỹ sẽ mất vài thành phố (trong điều kiện lý tưởng là tên lửa Triều Tiên vượt qua lá chắn phòng thủ Mỹ), thì lượng tên lửa hạt nhân chiến lược, chiến thuật của Mỹ quá thừa khả năng và cái cớ để hủy diệt toàn bộ Triều Tiên – quốc gia có diện tích không lớn.
Trên thực tế, lâu nay Triều Tiên bị cho là vẫn luôn dùng ‘lá bài hạt nhân’ để giành thế có lợi trong đàm phán với Mỹ.
Triều Tiên được cho là sở hữu tên lửa đạn đạo bắn tới Mỹ |
Cũng giống như Syria, Pakistan, Lybia, Iran, hiện chưa có thông tin nào cụ thể về năng lực hạt nhân Triều Tiên, nhưng lá bài đó luôn là thứ có sức mạnh trên bàn đàm phán.
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều cơ sở phục vụ và thử nghiệm hạt nhân như: cơ sở hạt nhân Yongbyon có lò phản ứng Taechon và nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon ở ngay bên cạnh lò phản ứng Teachon; lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên; cơ sở nhiên liệu Sunchon ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng; cơ sở khai thác Uranium ở Pyongsan tỉnh Bắc Hwanghae bao gồm hai mỏ Uranium là Kumdongsan và Kumchon.
Tùng Đinh
Bình luận