Theo lý giải của Ban quản lý dự án đường sắt, việc đội vốn từ 552,8 triệu USD lên 868 triệu USD do nhiều hạng mục dự án điều chỉnh, phát sinh so với thiết kế.
Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt vừa đề xuất Bộ GTVT phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó.
Mức đầu tư điều chỉnh nói trên do Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải lập và được Viện kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra.
Theo PMU đường sắt, dự án phải tăng mức đầu tư có nhiều nguyên nhân, trong đó hàng loạt hạng mục điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở.
Các chiều chỉnh gồm: thay đổi phương án nhà ga 2 tầng thành 3 tầng làm chi phí xây dựng tăng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường tránh quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox, thay đổi vị trí bãi đúc dầm do giải phóng mặt bằng khu Depot chậm...
Trong hơn 315 triệu USD tăng thêm có 250,62 triệu USD thuộc phần vốn vay ODA Trung Quốc (nâng tổng vốn vay Trung Quốc từ 419 triệu USD lên 669,62 triệu USD); vốn đối ứng của Việt Nam tăng thêm 64,56 triệu USD (tăng từ 133,86 triệu USD lên 198,42 triệu USD).
Theo PMU đường sắt, đến nay dự án đã thực hiện được khối lượng công việc ước tính đạt 5.900 tỉ đồng (bằng 66% giá trị tổng mức đầu tư ban đầu), giải ngân đạt 5.700 tỉ đồng (bằng 62% giá trị mức đầu tư).
PMU Đường sắt đề xuất sau khi mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt, Bộ GTVT cho phép đơn vị này ký phụ lục hợp đồng EPC theo nguyên tắc khoán trọn gói từng đầu hạng mục công việc và trọn gói giá trị hợp đồng EPC với Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (hợp đồng EPC được ký trước đây chỉ là tạm tính, căn cứ khối lượng thực tế hoàn thành từng thời kỳ và đơn giá trong dự toán được Chủ đầu tư phê duyệt để thanh toán cho Tổng thầu).
Nguồn: Tuổi trẻ
Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt vừa đề xuất Bộ GTVT phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông từ 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó.
Mức đầu tư điều chỉnh nói trên do Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải lập và được Viện kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra.
Một đoạn công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Theo PMU đường sắt, dự án phải tăng mức đầu tư có nhiều nguyên nhân, trong đó hàng loạt hạng mục điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở.
Các chiều chỉnh gồm: thay đổi phương án nhà ga 2 tầng thành 3 tầng làm chi phí xây dựng tăng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường tránh quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox, thay đổi vị trí bãi đúc dầm do giải phóng mặt bằng khu Depot chậm...
Trong hơn 315 triệu USD tăng thêm có 250,62 triệu USD thuộc phần vốn vay ODA Trung Quốc (nâng tổng vốn vay Trung Quốc từ 419 triệu USD lên 669,62 triệu USD); vốn đối ứng của Việt Nam tăng thêm 64,56 triệu USD (tăng từ 133,86 triệu USD lên 198,42 triệu USD).
Theo PMU đường sắt, đến nay dự án đã thực hiện được khối lượng công việc ước tính đạt 5.900 tỉ đồng (bằng 66% giá trị tổng mức đầu tư ban đầu), giải ngân đạt 5.700 tỉ đồng (bằng 62% giá trị mức đầu tư).
PMU Đường sắt đề xuất sau khi mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt, Bộ GTVT cho phép đơn vị này ký phụ lục hợp đồng EPC theo nguyên tắc khoán trọn gói từng đầu hạng mục công việc và trọn gói giá trị hợp đồng EPC với Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (hợp đồng EPC được ký trước đây chỉ là tạm tính, căn cứ khối lượng thực tế hoàn thành từng thời kỳ và đơn giá trong dự toán được Chủ đầu tư phê duyệt để thanh toán cho Tổng thầu).
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận