• Zalo

VĐV tố bác sĩ lừa dối, phải thi đấu Olympic với bàn chân gãy

Olympic Tokyo 2020Thứ Tư, 04/08/2021 17:37:34 +07:00Google News
(VTC News) -

VĐV McKayla Maroney của đội tuyển Mỹ vừa tiết lộ những bí mật sau hậu trường khắc nghiệt của môn thể dục dụng cụ.

McKayla Maroney là cựu VĐV thể dục dụng cụ của đội tuyển Mỹ. Cô từng đoạt huy chương Olympic, nhưng cũng là nạn nhân của bê bối lạm dụng tình dục từng gây chấn động dư luận quốc tế.

Maroney cùng với 2 VĐV khác của Mỹ là Aly Raisman và Simone Biles từng tố cáo hành vi lạm dụng của bác sĩ Larry Nassar. Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, bác sĩ Nassar bị kết án 175 năm tù vào năm 2018.

VĐV tố bác sĩ lừa dối, phải thi đấu Olympic với bàn chân gãy - 1

Mckayla Maroney tại Olympic London 2012. 

Tuy nhiên, tội lỗi của bác sĩ Nassar không chỉ dừng ở hành vi xâm hại. Theo chia sẻ mới đây của Maroney trên Instagram, sự dối trá của bác sĩ Nassar và sai lầm của HLV Marta Karolyi đã khiến Maroney phải tranh tài Olympic London (2012) với những đau đớn trên cơ thể. 

"Tôi muốn chia sẻ hậu trường thực tế của những gì đã diễn ra trong trận chung kết thể dục dụng cụ tại Olympic London. Tôi tin rằng nhiều người chưa hình dung điều ấy khủng khiếp thế nào với các VĐV. 

Tôi từng thi đấu ở Olympic với nội dung nhảy chống. Tôi sẵn sàng lên sàn đấu, nhưng ngay khi vừa đến London, tôi đã dính chấn thương ở chân", Maroney kể lại.

Theo VĐV Mỹ, cô "không bao giờ đổ lỗi cho bất cứ ai" về chấn thương ở chân, nói rằng đó là "lỗi của cơ thể". Dù vậy, quan điểm của Maroney đã thay đổi. Cô cho rằng bàn chân của mình bị gãy là do HLV Márta Károlyi yêu cầu đội tuyển thể dục dụng cụ phải tập luyện ngay khi vừa đến London.

Maroney bị ép phải tập 3 bài xà đơn, dù cô đang mệt mỏi sau chuyến bay và cũng không tham dự Olympic ở nội dung này. 

VĐV tố bác sĩ lừa dối, phải thi đấu Olympic với bàn chân gãy - 2

Maroney chia sẻ về sự cố năm 2012. 

"Sau đó, tôi bị gãy chân ngay khi thực hiện phần thi ở trên xa. Tôi chóng mặt, cảm thấy như chết điếng. Tôi đã nhìn HLV của mình trước khi tập và nói: "Tôi phải tập luyện ngay bây giờ sao. Tôi cảm thấy rất tệ". Thật khủng khiếp", Maroney nói trên Instagram. 

Ở Olympic 2012, một số trang báo đưa tin ngón chân của Maroney (không phải bàn chân) bị gãy. Trong khi đó, tờ New York Times dẫn lời HLV Karolyi cho rằng ngón chân của Maroney chỉ bị bầm tím.

Không chỉ HLV Karolyi, bác sĩ Nassar cũng góp phần khiến Maroney gặp tổn hại cả về thể chất và tinh thần. Theo Maroney, Nassar biết cố bị gãy chân, nhưng nói dối với HLV Karolyi rằng chân cô không gặp vấn đề. Chính bác sĩ này là người chụp X-quang và truyền đạt thông tin đến ban huấn luyện. Do đó, Maroney vẫn phải thi đấu với ngón chân bị đau. 

Với Maroney, việc thi đấu tại Olympic trong tình trạng chấn thương là sự mạo hiểm với phần còn lại trong sự nghiệp của mình. Dù vậy, VĐV của Mỹ vẫn giành 1 HCV đồng đội và 1 HCB ở nội dung nhảy chống.

VĐV tố bác sĩ lừa dối, phải thi đấu Olympic với bàn chân gãy - 3

Maroney giành HCB nội dung nhảy chống dù chấn thương ở chấn. 

Tháng 9/2012, Maroney tái phát chấn thương. Cô chỉ trở lại đỉnh cao vào năm 2013 với 3 tấm HCV ở giải vô địch Mỹ và giải thế giới, trước khi bị chấn thương hành hạ và giải nghệ vào năm 2016. 

Chia sẻ với Insider sau sự cố của Maroney, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Li Li Leung của Hiệp hội Thể dục dụng cụ Mỹ khẳng định: "Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã phá vỡ lòng tin của các VĐV và cộng đồng của mình sâu sắc như thế nào, và đang nỗ lực để xây dựng lại niềm tin đó.

Mọi thứ chúng tôi làm bây giờ đều nhằm mục đích tạo ra một nền văn hóa an toàn, hòa nhập và tích cực cho tất cả những người tham gia môn thể dục dụng cụ.

Sự thay đổi không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu đó cho đến khi mọi thành viên cảm thấy được hỗ trợ đầy đủ và có cảm giác an toàn", Li tuyên bố. 

Hồng Nam
Chuyên đề: Olympic Tokyo 2020
Bình luận
vtcnews.vn