Bài viết trên Báo Sức khoẻ và đời sống chia sẻ, theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau mùi chứa các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt. Hoạt chất trong rau mùi có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol trong máu, sát khuẩn ở đường tiêu hóa, chống viêm ở niêm mạc miệng. Ngoài ra rau mùi được xem như một loại dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị một số bệnh mạn tính.
Theo y học cổ truyền, rau mùi vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Lá và hạt chứa tinh dầu gây kích thích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.
Uống nước rau mùi có tác dụng gì?
Trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền cây rau mùi là loại thực phẩm có chức năng chữa bệnh, vậy uống nước rau mùi sẽ có tác dụng gì cho cơ thể?
Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết uống nước rau mùi có tác dụng
- Giúp lợi tiểu hạ cholesterol trong máu.
- Chữa đầy bụng, khó tiêu do rối loạn tiêu hoá
- Chữa rong kinh
- Loại sữa cho sản phụ sau sinh
- Hỗ trợ giảm cân
- Giúp làm đẹp da, chống viêm trị mụn.
- Trị bệnh sởi ở trẻ
Một số bài thuốc trị bệnh có rau mùi
Trị cảm cúm không ra mồ hôi: Rau mùi 30g - 60g, gừng 5 lát, hành 3 củ. Sắc uống.
Đầy bụng, khó tiêu : Rau mùi 50g - 100g, sắc uống.
Chữa bệnh trĩ, trướng bụng, đại tiện táo: Hạt mùi 100g sao vàng, tán bột mịn, bảo quản dùng dần. Mỗi ngày 6 - 8g với 10ml rượu để chiêu thuốc. Uống trước bữa ăn.
Rau mùi làm thuốc trị bệnh sởi trẻ em: Rau mùi 40g giã nát, sắc uống (không sắc lâu) cho trẻ uống khi thuốc còn ấm. 1-2 lần/ngày. Rau mùi có tác dụng thúc sởi nhanh, tăng tuần hoàn ngoại vi cho độc sởi phát ra ngoài, nhờ đó trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Một số lưu ý, khi sử dụng nước ép rau mùi
Một tuần không nên sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi. Nếu dùng quá liều lượng sẽ gây ra kích ứng dạ dày và có thể xảy ra tình trạng nôn mửa, đau dạ dày.
Bệnh nhân nghi ngờ về chức năng gan không nên sử dụng nước ép rau mùi. Nếu sử dụng nước ép rau mùi có thể khiến dịch mật tăng cao.
Những người da dạy cảm hay bị kích ứng thì hạn chế tiếp xúc với rau mùi. Trong cây mùi có chất kích ứng da, dễ làm nổi mề đay hoặc dẫn đến viêm da cơ địa.
Đối với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như súp lơ, măng tây,... không nên kết hợp với rau mùi. Việc kết hợp có thể sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm.
Khi trẻ bị sốt không nên cho trẻ dùng các thực phẩm có chứa rau mùi. Trong rau mùi có tính ấm sẽ khiến trẻ sốt cao hơn.
Rau mùi không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon dễ dàng chế biến vào các món ăn thường ngày, mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng nước ép rau mùi bạn cần sử dụng có liều lượng để tránh những tác dụng phụ.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Uống nước rau mùi có tác dụng gì?" rồi phải không.
Bình luận