Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, trong 100 gram (g) rau chân vịt chứa 28,1 miligam (mg) vitamin C, chiếm 34% lượng khuyến nghị hàng ngày của một người.
Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa protein, canxi, sắt, magiê, kali vitamin A, vitamin K, chất xơ, phốt pho và thiamine. Hầu hết lượng calo trong loại rau này đến từ protein và carbohydrate. Vậy ăn rau chân vịt có tác dụng gì?
Các tác dụng của rau chân vịt
Rau chân vịt được chứng minh có tác dụng hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau như:
Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường
Acid folic là một chất được tìm thấy trong thành phần của rau chân vịt. Chất này có cơ chế giống như chất chống oxy hóa, từ đó hạn chế nguy cơ tăng lượng đường huyết đồng thời tăng độ nhạy insulin. Do vậy rau chân vịt được cho là tốt với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Rau chân vịt bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể
Rau chân vịt chứa nhiều dinh dưỡng xanh cùng các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Nhờ đó mà một số hội chứng như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư gan... có thể được hạn chế tối đa.
Bệnh hen suyễn có thể điều trị bằng rau chân vịt
Một nghiên cứu đã cho thấy nhưng bệnh nhân hen suyễn 6 - 18 tuổi có phản ứng tích cực khi ăn rau chân vịt. Trong đó nguyên nhân chính nằm ở nguồn beta caroten dồi dào mà cải bó xôi cung cấp cho cơ thể.
Người huyết áp cao nên ăn rau chân vịt
Hàm lượng kali trong rau chân vịt khá dồi dào có thể trung hòa muối trong cơ thể. Nhờ vậy mà nguy cơ tăng huyết áp cũng được hạn chế tối đa. Thêm vào đó folate trong thành phần của rau có thể giúp thư giãn cơ thể. Nhờ đó sự căng thẳng áp lực lên thành mạch được giảm. Khí huyết lưu thông khiến chỉ số huyết áp cơ thể được giữ ổn định.
Rau chân vịt là thực phẩm làm đẹp từ sâu bên trong
Thành phần dinh dưỡng của rau chân vịt khá đa dạng. Nhờ vitamin và khoáng chất trong rau và ăn thường xuyên sẽ giúp da sáng màu căng khỏe. Đồng thời tóc cũng được chắc khỏe từ gốc hạn chế gãy rụng.
Bên cạnh vị chất và diệp lục từ màu xanh của lá không thể bỏ qua sắt mà ray cung cấp. Sắt là một trong những chất có tác dụng tốt cho mọi hoạt động cơ thể và tăng sức đề kháng đến hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó da được bảo vệ tốt hơn khi bị tia UV tấn công.
Sử dụng rau chân vịt có thể nâng cao thị lực
Một số nghiên cứu cho rằng beta caroten là nguyên nhân khiến rau chân vịt có khả năng cải thiện thị lực. Thêm vào đó các nguy cơ như viêm loét giác mạc hay khô mắt cũng được cải thiện.
Ăn rau chân vịt hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý về mắt có mức nghiêm trọng cao. Do đó khi ăn rau chân vịt chất chống oxy hóa cùng dưỡng chất sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và chức năng mắt của cơ thể. Từ đó giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Dưỡng chất trong rau chân vịt giúp hạn chế nguy cơ mắc đục thủy tinh thể
Không chỉ hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng, ăn rau chân vịt có thể giảm nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể. Cơ chế của rau chân vịt chính là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào cẩn trợ sự vận động của các gốc tự do.
Bà bầu ăn rau chân vịt tốt cho thai nhi
Thai nhi đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ rất cần được bổ sung acid folic để tránh dị tật ống thần kinh. Đồng thời vitamin và dưỡng chất cũng sẽ giúp thai phụ giảm ốm nghén hơn. Sau sinh ăn rau chân vịt cũng có thể cung cấp thêm dinh dưỡng vào sữa hỗ trợ bé mau lớn và phát triển toàn diện.
Rau chân vịt có chức năng giảm viêm hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp, gout đều có thể thuyên giảm khi duy trì thói quen ăn rau chân vịt. Tinh kháng viêm tự nhiên của rau sẽ tác động và sâu bên trong khiến tình trạng viêm được hạn chế không lan rộng.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết 'Ăn rau chân vịt có tác dụng gì?' rồi phải không?
Bình luận