(VTC News) – Thiếu tướng Lê Văn Cương nói Việt Nam cần phản ứng mạnh hơn nữa với Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan HD-981 vào gần Lý Sơn.
Việt Nam phản ứng hàng loạt với Trung Quốc về việc đưa trái phép giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng Bắc Kinh vẫn có các hành động không có dấu hiệu nhượng bộ.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an trả lời phỏng vấn VTC News về vấn đề này.
- Ông có nhận xét gì về các phản ứng của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông, vi phạm mọi luật pháp biển quốc tế?
Trước tiên, chúng ta phải hiểu hành động đưa HD-981 vào Biển Đông không phải do Công ty Hải Dương tự quyết định. Theo tôi, điều này đã nhận được sự chấp thuận từ Bộ Chính trị, Quốc vụ viện và cụ thể là Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Do đó, phản ứng của Việt Nam từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chưa tương xứng.
Nên nhớ, năm 1979, Trung Quốc quyết định xua quân xâm lược Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình. Khi đó, Hà Nội đã lập tức có phản ứng từ cấp cao nhất, lệnh tổng động viên được ban hành.
Vì những hành động đó, Việt Nam đã đánh tan tác 60 vạn quân Trung Quốc. Nếu thời điểm đó chúng ta chỉ phản đối qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay người phát ngôn Bộ Quốc phòng thì không thể đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ.
Chính vì thế, chúng ta cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh.
- Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối, phía Trung Quốc lập tức đưa vùng cách ly của HD-981 từ 1 lên 3 hải lý, ông nhận định thế nào về động thái này?
Như đã nói ở trên, việc đưa HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vi phạm trắng trợn các điều luật biển quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Với việc đồng ý cho phép thực hiện hành động ngang ngược này, Chính phủ Trung Quốc mà người đứng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đơn phương phá vỡ cam kết thực hiện nghiêm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC đã nhắc đến trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013.
Phản ứng chưa tương xứng sẽ khiến Trung Nam Hải cảm thấy có thể tiến thêm, minh chứng là việc nâng vùng cách ly từ 1 lên 3 hải lý.
Từ hàng ngàn năm nay, đối với quan hệ Việt – Trung, nếu chúng ta không cứng rắn, Bắc Kinh sẵn sàng lấn át, vì thế lần này ta cần có động thái mạnh mẽ hơn, ngăn cản hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Động thái mạnh thế nào, thưa Thiếu tướng?
Trước tiên, điều Việt Nam cần làm hiện nay là phải nói cho 8 tỉ người trên hành tinh này, trong đó có 1,3 tỷ dân Trung Quốc, nói cho 90 triệu người Việt và 5 triệu kiều bào hiểu rằng, hành động đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 2/5 vừa qua của Trung Quốc vi phạm trắng trợn mọi luật phát quốc tế về biển.
- Ông có nhận xét gì về thời điểm Trung Quốc đưa HD-981 vào Biển Đông trong khi có thông tin nói thời gian qua khu vực đang lặng sóng do Bắc Kinh đang chuẩn bị bước đi mới?
Hành động lần này của Trung Quốc không phải đột ngột, bột phát mà đã được chuẩn bị cả chục năm. Chiến lược bành trướng Biển Đông đã được Trung Quốc hoạch định hàng chục năm và thực hiện dần từng bước.
Về thời điểm đưa HD-981 vào Biển Đông, theo tôi có 2 lý do chính. Thứ nhất, gần 5 tháng qua, dư luận quốc tế đặc biệt là Mỹ, Nga đang đổ dồn về điểm nóng Ukraine và các tỉnh miền Đông nước này.
Đây là thời điểm Bắc Kinh xem là thuận lợi khi mà phản ứng của Mỹ sẽ không được mạnh mẽ, do Nhà Trắng còn vướng bận ở Ukraine và quá trình rút quân khỏi Afghanistan.
Thứ hai, trong chuyến đi vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama đến 4 nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tuyên bố công khai ‘Washington có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản’, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Điều đó khiến Trung Quốc - nước luôn sợ hãi những cường quốc và hay bắt nạt các nước nhỏ hơn – không thể làm gì ở Senkaku/Điếu Ngư.
Sau quá trình chuẩn bị lâu dài, cùng với những lý do khách quan bên ngoài, Trung Quốc đã lựa chọn 2/5 là ngày đưa HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chứ không đơn thuần là thức giấc sau giấc ngủ ngắn trên Biển Đông.
- Trung Quốc cho biết thời gian hoạt động ở vị trí hiện nay của HD-981 sẽ kéo dài 3 tháng. Theo ông trong thời gian đó Bắc Kinh sẽ có động thái gì tiếp theo?
Trung Quốc thường hành động theo nhiều hướng khác nhau, có kiểu ‘chuyện đã rồi’ nhưng đối với vấn đề HD-981, theo tôi đó là kiểu ‘vừa làm vừa thăm dò’. Họ thăm dò dư luận, phản ứng của Việt Nam, ASEAN và thế giới.
Hiện nay không thể phán đoán chính xác những bước đi tiếp theo của Bắc Kinh, mọi hành động phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam và cộng đồng thế giới. Nếu Việt Nam phản ứng đủ mạnh, cộng đồng thế giới lên tiếng rõ ràng Trung Quốc sẽ phải cân nhắc.
Đây là hành động đã nằm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm biến yêu sách phi lý ‘đường lưỡi bò’ trở thành hiện thực, phục vụ mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là độc chiếm Biển Đông.
‘Đường lưỡi bò’ là yêu sách phi lý nhất trên thế giới này, 65 năm qua, hàng trăm học giả thế giới đã hỏi về căn cứ để đưa ra yêu sách này nhưng không một lãnh đạo nào của Trung Quốc có thể trả lời được.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (Thực hiện)
Việt Nam phản ứng hàng loạt với Trung Quốc về việc đưa trái phép giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng Bắc Kinh vẫn có các hành động không có dấu hiệu nhượng bộ.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an trả lời phỏng vấn VTC News về vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Tuổi Trẻ |
- Ông có nhận xét gì về các phản ứng của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông, vi phạm mọi luật pháp biển quốc tế?
Trước tiên, chúng ta phải hiểu hành động đưa HD-981 vào Biển Đông không phải do Công ty Hải Dương tự quyết định. Theo tôi, điều này đã nhận được sự chấp thuận từ Bộ Chính trị, Quốc vụ viện và cụ thể là Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Do đó, phản ứng của Việt Nam từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chưa tương xứng.
Nên nhớ, năm 1979, Trung Quốc quyết định xua quân xâm lược Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình. Khi đó, Hà Nội đã lập tức có phản ứng từ cấp cao nhất, lệnh tổng động viên được ban hành.
Vì những hành động đó, Việt Nam đã đánh tan tác 60 vạn quân Trung Quốc. Nếu thời điểm đó chúng ta chỉ phản đối qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay người phát ngôn Bộ Quốc phòng thì không thể đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ.
Chính vì thế, chúng ta cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh.
- Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối, phía Trung Quốc lập tức đưa vùng cách ly của HD-981 từ 1 lên 3 hải lý, ông nhận định thế nào về động thái này?
Như đã nói ở trên, việc đưa HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vi phạm trắng trợn các điều luật biển quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.
Với việc đồng ý cho phép thực hiện hành động ngang ngược này, Chính phủ Trung Quốc mà người đứng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đơn phương phá vỡ cam kết thực hiện nghiêm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC đã nhắc đến trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013.
Video: Phỏng vấn độc quyền Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia về giàn khoan Trung Quốc
Theo tôi, một hành động được quyết định từ cấp cao nhất cần có phản ứng từ cấp cao nhất. Trên bàn cờ, nước đi của tướng phải dùng tướng chống đỡ, các quân cờ bé hơn không đem lại hiệu quả cần thiết.Phản ứng chưa tương xứng sẽ khiến Trung Nam Hải cảm thấy có thể tiến thêm, minh chứng là việc nâng vùng cách ly từ 1 lên 3 hải lý.
Từ hàng ngàn năm nay, đối với quan hệ Việt – Trung, nếu chúng ta không cứng rắn, Bắc Kinh sẵn sàng lấn át, vì thế lần này ta cần có động thái mạnh mẽ hơn, ngăn cản hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Động thái mạnh thế nào, thưa Thiếu tướng?
Trước tiên, điều Việt Nam cần làm hiện nay là phải nói cho 8 tỉ người trên hành tinh này, trong đó có 1,3 tỷ dân Trung Quốc, nói cho 90 triệu người Việt và 5 triệu kiều bào hiểu rằng, hành động đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 2/5 vừa qua của Trung Quốc vi phạm trắng trợn mọi luật phát quốc tế về biển.
Video giàn khoan HD-981 hoạt động trên biển
Trên lý thuyết, HD-981 là sản phẩm dân sự, của Công ty dầu khí Hải Dương, do đó Việt Nam cần phản ứng theo hướng dân sự.- Ông có nhận xét gì về thời điểm Trung Quốc đưa HD-981 vào Biển Đông trong khi có thông tin nói thời gian qua khu vực đang lặng sóng do Bắc Kinh đang chuẩn bị bước đi mới?
Hành động lần này của Trung Quốc không phải đột ngột, bột phát mà đã được chuẩn bị cả chục năm. Chiến lược bành trướng Biển Đông đã được Trung Quốc hoạch định hàng chục năm và thực hiện dần từng bước.
Về thời điểm đưa HD-981 vào Biển Đông, theo tôi có 2 lý do chính. Thứ nhất, gần 5 tháng qua, dư luận quốc tế đặc biệt là Mỹ, Nga đang đổ dồn về điểm nóng Ukraine và các tỉnh miền Đông nước này.
|
Thứ hai, trong chuyến đi vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama đến 4 nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ tuyên bố công khai ‘Washington có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản’, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Điều đó khiến Trung Quốc - nước luôn sợ hãi những cường quốc và hay bắt nạt các nước nhỏ hơn – không thể làm gì ở Senkaku/Điếu Ngư.
Sau quá trình chuẩn bị lâu dài, cùng với những lý do khách quan bên ngoài, Trung Quốc đã lựa chọn 2/5 là ngày đưa HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chứ không đơn thuần là thức giấc sau giấc ngủ ngắn trên Biển Đông.
- Trung Quốc cho biết thời gian hoạt động ở vị trí hiện nay của HD-981 sẽ kéo dài 3 tháng. Theo ông trong thời gian đó Bắc Kinh sẽ có động thái gì tiếp theo?
Trung Quốc thường hành động theo nhiều hướng khác nhau, có kiểu ‘chuyện đã rồi’ nhưng đối với vấn đề HD-981, theo tôi đó là kiểu ‘vừa làm vừa thăm dò’. Họ thăm dò dư luận, phản ứng của Việt Nam, ASEAN và thế giới.
Hiện nay không thể phán đoán chính xác những bước đi tiếp theo của Bắc Kinh, mọi hành động phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam và cộng đồng thế giới. Nếu Việt Nam phản ứng đủ mạnh, cộng đồng thế giới lên tiếng rõ ràng Trung Quốc sẽ phải cân nhắc.
Giàn khoan khổng lồ HD-981 trên biển |
‘Đường lưỡi bò’ là yêu sách phi lý nhất trên thế giới này, 65 năm qua, hàng trăm học giả thế giới đã hỏi về căn cứ để đưa ra yêu sách này nhưng không một lãnh đạo nào của Trung Quốc có thể trả lời được.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh (Thực hiện)
Bình luận