(VTC News) - Mạng tin Free Beacon của Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc lần thứ hai thử tên lửa đánh chặn nằm trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh của nước này.
Nguồn tin quân sự của Free Beacon nói Bắc Kinh lâu nay luôn phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ với lý do điều này dễ dẫn đến “quân sự hóa không gian”.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng bị cho là chưa bao giờ công khai thảo luận chi tiết về kế hoạch tuyệt mật nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh.
Năm 2007, nước này bắn hạ một vệ tinh thời tiết đã quá hạn sử dụng và lập tức bị cáo buộc “vụ phá hủy vệ tinh tạo ra nhiều mảnh vỡ gây nguy hại cho các vệ tinh khác trong quỹ đạo”.
Ba năm sau, nguồn tin tình báo Mỹ cũng xác nhận Trung Quốc thử thành công tên lửa phá hủy vệ tinh tương tự.
Mạng tin Free Beacon dẫn lời quan chức quân sự Mỹ nói các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc “chịu sự giám sát nghiêm ngặt của vệ tinh Mỹ”.
Trước khi Tân Hoa Xã, hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết nước này thử thành công tên lửa đánh chặn tầm trung hôm 27/1, Lầu Năm Góc được cho là đã biết thông tin từ trước đó hơn 20 ngày.
Theo đó, những tin tức tình báo Mỹ cho rằng vụ thử được chuẩn bị từ tháng 9 năm ngoái. Tên lửa được phóng lên là tên lửa Dong Ninh-2, thuộc dòng “tên lửa chống vệ tinh tình báo, vệ tinh định vị, vệ tinh viễn thông Mỹ”.
“Chúng tôi vẫn đang quan sát tỉ mỉ những sự phát triển quân sự của Trung Quốc và thúc giục họ đưa ra những thông tin chi tiết và sáng tỏ về ý đồ cũng như ngân sách chi tiêu quân sự ”, thiếu tá Catherine Wilkinson, người phát ngôn Lầu Năm Góc, nói trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 1.
Tuy nhiên, thiếu tá Catherine Wilkinson từ chối nói chi tiết những thông tin liên quan vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
Trong khi đó, nguồn tin từ trang Wikileaks nói hồi năm 2010, Trung Quốc từng cho tên lửa đánh chặn CSS-X-11 bắn hạ tên lửa hành trình SC-18 ở một khu vực hoang vu tại Tân Cương.
Trong vụ bắn hạ vệ tinh thời tiết FY-1C trên quỹ đạo Trái đất diễn ra hôm 11/1/2007, Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình SC-19.
Trước đó, loại tên lửa này từng được thử nghiệm thành công vào các năm 2005 và 2006 – tăng thêm sự tự tin cho Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí kỹ thuật cao.
Wikileaks dẫn các bức điện đàm mật giữa các quan chức quân sự Mỹ nhận định tên lửa đánh chặn CSS-X-11 thuộc cùng chủng loại với tên lửa chống vệ tinh.
Trước đó, liên tục trong ba năm từ 2005 đến 2007, Bắc Kinh được cho là liên tiếp có các vụ thử thành công tên lửa đánh chặn.
Chuyên gia vũ khí không gian Mỹ, ông Richard Fisher nhận định, tên lửa mới thử thành công hôm 27/1 vừa qua của Trung Quốc thuộc hệ thống mang tên HQ26, tương tự hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 của Mỹ.
Theo đó, HQ26 được cho là sẽ nằm trong biên chế phòng thủ tên lửa Trung Quốc được bố trí trên đất liền và một số chiến hạm cỡ lớn.
Ông Richard Fisher nói Bắc Kinh từng ấp ủ dự án tên lửa bắn hạ vệ tinh từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chuyên gia này nói “hiện chưa thể xác thực thông tin Trung Quốc vừa thử tên lửa đánh chặn vệ tinh hay tên lửa đánh chặn tầm trung”.
“Tôi nghĩ đây cũng có thể là vụ thử tên lửa đạn đạo, hiện Trung Quốc có tới mấy phiên bản tên lửa đạn đạo nên khó xác định chính xác. Còn nếu là tên lửa chống vệ tinh, thì có lẽ nó là tên lửa SC-19 từng được thử thành công năm 2010”, ông Fisher nói.
Vấn đề cần quan tâm, theo ông Fisher, Trung Quốc có mục đích gì sau vụ thử tên lửa, bởi “ngoài Ấn Độ, hiện không có láng giềng nào có tên lửa tầm trung đủ sức đe dọa an toàn của Trung Quốc”.
Mạng tin Free Beacon thì cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường sức mạnh trên biển với những loại tên lửa mới của mình để có thể “răn đe” hải quân Mỹ với chiến lược dịch chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương.
Trước đó, hôm 26/1, Lầu Năm Góc cũng tuyên bố Mỹ thử thành công tên lửa đánh chặn tầm xa.
Nguồn tin quân sự của Free Beacon nói Bắc Kinh lâu nay luôn phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ với lý do điều này dễ dẫn đến “quân sự hóa không gian”.
Một vụ phóng tên lửa đánh chặn của Trung Quốc - Ảnh: Sohu.com.cn |
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng bị cho là chưa bao giờ công khai thảo luận chi tiết về kế hoạch tuyệt mật nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh.
Năm 2007, nước này bắn hạ một vệ tinh thời tiết đã quá hạn sử dụng và lập tức bị cáo buộc “vụ phá hủy vệ tinh tạo ra nhiều mảnh vỡ gây nguy hại cho các vệ tinh khác trong quỹ đạo”.
Ba năm sau, nguồn tin tình báo Mỹ cũng xác nhận Trung Quốc thử thành công tên lửa phá hủy vệ tinh tương tự.
Mạng tin Free Beacon dẫn lời quan chức quân sự Mỹ nói các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc “chịu sự giám sát nghiêm ngặt của vệ tinh Mỹ”.
Trước khi Tân Hoa Xã, hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết nước này thử thành công tên lửa đánh chặn tầm trung hôm 27/1, Lầu Năm Góc được cho là đã biết thông tin từ trước đó hơn 20 ngày.
Một loại tên lửa đánh chặn của Trung Quốc - Ảnh: Cnr.cn |
Theo đó, những tin tức tình báo Mỹ cho rằng vụ thử được chuẩn bị từ tháng 9 năm ngoái. Tên lửa được phóng lên là tên lửa Dong Ninh-2, thuộc dòng “tên lửa chống vệ tinh tình báo, vệ tinh định vị, vệ tinh viễn thông Mỹ”.
“Chúng tôi vẫn đang quan sát tỉ mỉ những sự phát triển quân sự của Trung Quốc và thúc giục họ đưa ra những thông tin chi tiết và sáng tỏ về ý đồ cũng như ngân sách chi tiêu quân sự ”, thiếu tá Catherine Wilkinson, người phát ngôn Lầu Năm Góc, nói trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 1.
Tuy nhiên, thiếu tá Catherine Wilkinson từ chối nói chi tiết những thông tin liên quan vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc.
Trong khi đó, nguồn tin từ trang Wikileaks nói hồi năm 2010, Trung Quốc từng cho tên lửa đánh chặn CSS-X-11 bắn hạ tên lửa hành trình SC-18 ở một khu vực hoang vu tại Tân Cương.
Trong vụ bắn hạ vệ tinh thời tiết FY-1C trên quỹ đạo Trái đất diễn ra hôm 11/1/2007, Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình SC-19.
Trước đó, loại tên lửa này từng được thử nghiệm thành công vào các năm 2005 và 2006 – tăng thêm sự tự tin cho Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí kỹ thuật cao.
Bên trong một cơ sở nghiên cứu tên lửa đánh chặn Trung Quốc - Ảnh: Sohu.com.cn |
Wikileaks dẫn các bức điện đàm mật giữa các quan chức quân sự Mỹ nhận định tên lửa đánh chặn CSS-X-11 thuộc cùng chủng loại với tên lửa chống vệ tinh.
Trước đó, liên tục trong ba năm từ 2005 đến 2007, Bắc Kinh được cho là liên tiếp có các vụ thử thành công tên lửa đánh chặn.
Chuyên gia vũ khí không gian Mỹ, ông Richard Fisher nhận định, tên lửa mới thử thành công hôm 27/1 vừa qua của Trung Quốc thuộc hệ thống mang tên HQ26, tương tự hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 của Mỹ.
Theo đó, HQ26 được cho là sẽ nằm trong biên chế phòng thủ tên lửa Trung Quốc được bố trí trên đất liền và một số chiến hạm cỡ lớn.
Ông Richard Fisher nói Bắc Kinh từng ấp ủ dự án tên lửa bắn hạ vệ tinh từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chuyên gia này nói “hiện chưa thể xác thực thông tin Trung Quốc vừa thử tên lửa đánh chặn vệ tinh hay tên lửa đánh chặn tầm trung”.
“Tôi nghĩ đây cũng có thể là vụ thử tên lửa đạn đạo, hiện Trung Quốc có tới mấy phiên bản tên lửa đạn đạo nên khó xác định chính xác. Còn nếu là tên lửa chống vệ tinh, thì có lẽ nó là tên lửa SC-19 từng được thử thành công năm 2010”, ông Fisher nói.
Vấn đề cần quan tâm, theo ông Fisher, Trung Quốc có mục đích gì sau vụ thử tên lửa, bởi “ngoài Ấn Độ, hiện không có láng giềng nào có tên lửa tầm trung đủ sức đe dọa an toàn của Trung Quốc”.
Mạng tin Free Beacon thì cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường sức mạnh trên biển với những loại tên lửa mới của mình để có thể “răn đe” hải quân Mỹ với chiến lược dịch chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương.
Văn Việt
Bình luận