Trái quách hay còn gọi là cây cần thăng, tên khoa học là Limonia acidissima L. Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh là quê hương của trái quách.
Ở Việt Nam, quách được trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng và trồng nhiều nhất ở Trà Vinh.
Trước đây, trái quách được trồng nhiều trong rừng, sau đó được người dân đem về trồng để lấy bóng mát và lấy quả. Trái quách hình tròn, bên ngoài nhám, xù xì. Khi chín ruột trái quách màu đen, bên trong có gân sần sùi và nhiều hạt nhỏ.
Trái quách có tác dụng gì?
Tăng sức đề kháng
Hoạt chất flavonoid trong trái quách là chất chống oxy hóa, tăng khả năng hấp thụ vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp vết thương mau lành.
Điều trị táo bón
Trái quách giàu chất xơ giúp làm sạch ruột, tăng cường co bóp đường ruột chống táo bón và bị bệnh trĩ.
Chữa tiêu chảy và một số đường tiêu hoá
Trong trái quách tiết ra chất tanin được dùng trong việc điều trị chứng tiêu chảy, lỵ và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.
Thanh nhiệt
Trái quách có nhiều khoáng chất và vitamin C. Việc sử dụng trái quách thường xuyên giúp phòng ngừa và cải thiện hội chứng thiếu vitamin C mãn tính.
Chữa hội chứng rối loạn chuyển hoá
Trái quách khả năng kiểm soát mỡ máu và đường huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường.
Trị viêm loét dạ dày
Trái quách được dùng để điều trị và bảo vệ dạ dày khỏi lượng axit dư thừa, nước ép từ trái quách có hàm lượng chất nhầy giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
Tốt cho sức khỏe gan thận
Lớp bột phủ ngoài vỏ của trái quách hoạt động như chất khử độc tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe gan thận
Điều hòa lượng đường trong máu
Lớp bột phủ ngoài vỏ trái quách chứa các hợp chất như saponins, phytosterol, flavonoid, polyphenol và axit ascorbic có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Đặc tính chống vi khuẩn
Chiết xuất của lá quách và vỏ trái quách chứa một số hợp chất khả năng kháng khuẩn, chống lại một số vi khuẩn và nấm.
Chống côn trùng, ong đốt
Một loại hợp chất được chiết xuất từ rễ cây quách để làm thuốc chống côn trùng, đặc biệt là muỗi. Hợp chất này cũng có thể trộn chung với các loại thuốc chống côn trùng khác để xịt nhằm ngừa sốt rét hay sốt xuất huyết.
Bột vỏ trái quách có khả năng chống ong đốt hiệu quả.
Chữa nấc cụt
Chồi non của cây quách được dùng làm siro để chữa nấc cụt.
Làm thức uống giải khát
Trái quách chín có thể dầm chung đường, đá hay ép lấy nước uống giúp giải khát hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng trái quách
- Nên dùng trái chín, không dùng trái còn tươi bởi nó có thể gây khàn giọng, đau họng
- Không dùng trái bị nứt ngừa nguy cơ ăn phải trái hỏng, bị mốc ở bên trong
Cách sử dụng trái quách
- Trái quách non có thể ăn được bằng cách đập vỏ, lấy phần thịt màu trắng đục chấm muối ớt, mắm đường
- Lẩu gà nấu trái quách
- Trái quách ghém cùng mắm
- Quách dầm sinh tố
- Ngâm rượu…
Bình luận