“Chúng tôi cần tham gia với Trung Quốc về các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu. Không có cách nào để giảm lượng khí thải trên thế giới mà không bao gồm Trung Quốc. Cần thảo luận về kiểm soát vũ khí với Bắc Kinh. Vì vậy, chúng ta cần phải can dự về mặt chính trị với Trung Quốc”, ông Jens Stoltenberg cho biết, đồng thời nói rằng “NATO không coi Trung Quốc là kẻ thù”.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng thừa nhận, sự phát triển nhanh chóng về quân đội, nền kinh tế khổng lồ và sự quyết đoán của Bắc Kinh đang đặt ra những rủi ro an ninh tiềm tàng cho NATO.
Ông Stoltenberg cho rằng, NATO cần hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh châu Á - Thái Bình Dương, như Nhật Bản và Australia, để giúp kiềm chế ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, thỏa thuận New START giữa Mỹ và Nga - trong đó hạn chế đầu đạn hạt nhân tầm xa, là điểm khởi đầu tốt cho các thỏa thuận kiểm soát vũ khí trong tương lai.
“Trung Quốc phải tham gia thỏa thuận bởi là một cường quốc toàn cầu, cần gắn với trách nhiệm toàn cầu. Và do đó, chúng tôi đang nỗ lực tìm cách đưa Trung Quốc vào danh sách kiểm soát vũ khí”, ông Stoltenberg nói.
Theo ông Stoltenberg, NATO là một liên minh quân sự, cần phải ứng phó với biến đổi khí hậu để duy trì an ninh ở các quốc gia thành viên. "Biến đổi khí hậu là một nhân tố khủng hoảng”, ông cho hay.
Đề cập đến khả năng Liên minh châu Âu (EU) lập các lực lượng vũ trang cho khối, ông Stoltenberg cho biết: "EU không thể thay thế NATO. Hơn 90% người dân EU sống ở một quốc gia là thành viên NATO. Vì vậy, bằng cách củng cố NATO, chúng tôi thực sự đang tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu”.
Bình luận