• Zalo

Tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tăng động và giảm chú ý

Sức khỏeThứ Tư, 13/09/2017 07:16:00 +07:00Google News

Việc gián đoạn giấc ngủ được các nhà khoa học cho là nguyên nhân gây ADHD - rối loạn tăng động và giảm chú ý.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, gián đoạn giấc ngủ có liên quan trực tiếp với một số bệnh mãn tính như ADHDrồi loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, bắt đầu từ lúc nhỏ và kéo dài cho tới tận khi trưởng thành với những biểu hiện như những hành vi hiếu động quá mức đồng thời là sự thiếu tập trung.

Theo các nhà nghiên cứu, những biểu hiện của chứng rối loạn như đấu tranh để tập trung, có quá nhiều năng lượng và không thể kiểm soát được hành vi có liên quan trực tiếp đến sự gián đoạn trong giấc ngủ. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn gây ra những vấn đề liên quan tới bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch.

GS. Sandra Kooij, Trung tâm Y tế Đại học VU ở Amsterdam, Hà Lan cho rằng, giấc ngủ kém là một dấu hiệu cho thấy thời gian của đồng hồ sinh học của cơ thể không được đồng bộ hóa một cách chính xác.

GS. Kooij nói: "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ rằng, rối loạn giấc ngủ và ADHD có liên quan trực tiếp lẫn nhau. Về cơ bản, nó là hai mặt của đồng xu về sinh lý và tinh thần".

5616

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra ADHD, béo phì, tiểu đường và các vấn đề liên quan tới tim mạch  

Các triệu chứng của ADHD như sự thay đổi tâm trạng và tính bốc đồng, thường được nhận thấy ở độ tuổi khá sớm, mặc dù nhiều trường hợp đôi khi không được công nhận cho đến khi trưởng thành.

Theo GS.Kooij, có khoảng 2% - 5% người thi thoảng gặp những ảnh hưởng bởi ADHD trong cuộc sống và nó thường xuyên lặp đi lặp lại.

Trong đó, khoảng 80% trường hợp được xác định có liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Điều này được biểu hiện rõ nhất là sự chậm trễ khi bắt đầu ngủ.

Mọi người chỉ đơn giản nghĩ rằng mình không thể đi ngủ sau khi trằn trọc trên giường cả buổi tối, nhưng thực ra nó lại để lại hậu quả đáng báo động.

Những người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn này, đôi khi không thể ngủ được cho đến khoảng 3 giờ sáng. Tuy nhiên, họ vẫn phải đi làm hoặc đi học vào sáng hôm sau gây ra mất ngủ nghiêm trọng.

Vấn đề này liên quan đến sự rối loạn mức độ các chất truyền thần kinh dopamine và melatonin trong não. Các hóa chất trên điều khiển việc khi nào chúng ta ngủ và thức dậy bằng cách chỉ đạo hệ thống tuần hoàn của não, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, giúp chúng ta đồng bộ với thời gian một ngày là 24 giờ.

Mức dopamine và melatonin không ổn đình, gây ra hội chứng bồn chồn không ngủ, những cảm giác như “thôi miên”, không thể cưỡng lại được việc di chuyển chân và ngưng thở khi ngủ.

GS. Andreas Reif, công tác tại Bệnh viện Đại học tại Frankfurt, Đức cho biết "Một sự rối loạn của hệ thống tuần hoàn, có thể là một cơ chế cốt lõi trong ADHD".

Video: Cách trị chứng mất ngủ

Không những vậy, một loạt các rối loạn khác về sức khoẻ, bao gồm ADHD dường như bị kích hoạt bởi sự gián đoạn nhịp sinh học. Nó tự cố gắng khôi phục lại đồng hồ sinh học trong cơ thể bệnh nhân.

GS. Kooij cho biết, nhóm của bà, đang tìm kiếm các chỉ số sinh học, như mức vitamin D, đường huyết, mức cortisol, huyết áp trong 24 giờ và sự thay đổi nhịp tim, những dấu hiệu liên quan đến mất ngủ.

Chúng ta cần hiểu rõ điều đó, để điều trị ADHD bằng các phương pháp phi dược lý, chẳng hạn như thay đổi ánh sáng để điều chỉnh giấc ngủ hoặc thời gian ngủ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể ngăn ngừa tác động tiêu cực của mất ngủ mãn tính đối với sức khoẻ nói chung.

Nguyên Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn