Thanh tra Chính phủ công bố đường dây nóng tiếp nhận tố giác tham nhũng
Cục Phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ vừa công bố số điện thoại cũng như địa chỉ hòm thư tiếp nhận các thông tin phản ánh về tham nhũng.
Cục Phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ vừa công bố số điện thoại cũng như địa chỉ hòm thư tiếp nhận các thông tin phản ánh về tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới là tập trung xét xử nhiều vụ án khiến dư luận quan tâm như vụ việc đánh bạc trên mạng internet.
Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng bên cạnh tham nhũng vặt, các vụ tham nhũng lớn, hình thức nhóm lợi ích, sân sau, công ty gia đình… đang bộc lộ cần được nhận diện.
Đối tượng ở khu vực tư đang tiếp tay cho tham nhũng ở khu vực công chính là các doanh nghiệp sân sau, cần phải được đưa vào đối tượng kiểm soát.
Tại sao cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được sai phạm?
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra toàn diện công tác cán bộ; chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng.
Nói về công tác phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương thẳng thắn đặt câu hỏi: "bắt Vũ 'nhôm' rồi, bắt Phan Văn Vĩnh rồi, nhưng đằng sau đó là ai, trách nhiệm thế nào?"
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng) nhìn nhận, công tác phòng chống tham nhũng đã tạo ra một phòng trào, một xu thế trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã lý giải với các đại biểu Quốc hội cách tính thuế 45% tài sản không rõ nguồn gốc.
Đại biểu Quốc hội cho rằng để tiếp cận nhanh nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, một số doanh nghiệp đã trích phần trăm tiền mặt (dưới 5% giá trị hợp đồng) để cảm ơn cán bộ tín dụng và đây là ví dụ điển hình nhất về hành vi tham nhũng trong khu vực tư.
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng chính đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã nhầm lẫn khi phát biểu góp ý cho Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho rằng, quan chức có 4,5 cái nhà, có bao giờ lấy tên mình, vợ mình đâu, toàn lấy tên người thân cả.
Viện dẫn tham nhũng giống như sâu mọt, đại biểu Nguyễn Bắc Việt cho rằng, đã là sâu mọt thì phải diệt trừ và đề nghị phải có danh hiệu “dũng sĩ diệt tham nhũng”.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng khi cuộc chiến chống tham nhũng vào cao trào thì việc 5 cán bộ Hải Quan ở Hải Phòng chỉ bị khiển trách cho hành vi nhận hối lộ như cái tát vào cuộc chiến chống tham nhũng.
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng không có chuyện không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì đi "ăn chia" với Nhà nước thông qua việc nộp thuế 45%.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, có nhiều ý kiến ĐBQH đề nghị không quy định trách nhiệm của các cơ quan Đảng trong kiểm soát tài sản, thu nhập của đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Chia sẻ về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng 'đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng là không có vùng cấm, bất kể là ai'.
Tổng Bí thư: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm.
Nhân dịp Xuân mới Mậu Tuất 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí, chia sẻ về những kết quả toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm qua và những công việc cần tập trung làm tốt trong năm mới.
Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, hối lộ tình dục cũng là một dạng hối lộ phi vật chất, bởi vậy cũng sẽ nằm trong khung điều chỉnh của pháp luật.
Tổng Bí thư yêu cầu kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng, phải thanh lọc đội ngũ, trước hết là trong những ngành, cơ quan phòng chống tham nhũng.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho rằng qua xét xử một số vụ việc tham nhũng, thấy hình như không ít cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao, trơ trẽn quá.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng công tác phòng chống tham nhũng muốn đạt thành công thì lòng dân phải đồng thuận, tất cả phải đồng lòng nhất trí và 'lò đã nóng lên, không ai có thể đứng ngoài cuộc'.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng phải tập trung, khẩn trương để đưa các vụ án, đặc biệt là vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết Báo cáo của Chính phủ trong 10 năm số thiệt hại do tham nhũng gây ra là 59.750 tỷ đồng và 400ha đất nhưng số thu hồi chỉ là 4.676 tỷ đồng
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng tham nhũng phải gắn liền với quyền lực và phương hại đến công quỹ còn nếu không phải liên quan đến của công thì không phải là tham nhũng.
Đại biểu Quốc hội Hà Giang - Thiếu tướng Sùng Thìn Cò cho rằng tài sản tham nhũng chỉ có vào những người thân, người quen, vào những chỗ quen biết chứ không đi đâu.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng trong thực tế việc tặng quà để giải quyết công việc, hối lộ bằng hình thức tặng quà vẫn còn diễn ra rất phức tạp, dưới nhiều hình thức.
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, khi điều tra các vụ án tham nhũng đều có việc các cá nhân cầm tiền đi "chạy", chia cho người nọ, người kia.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trọng Kim băn khoăn về tình hình chống tham nhũng hiện nay ở một số đơn vị và cho biết 'lò nóng rồi mà củi không đưa vào thì lò sẽ tắt...'