Sau 2 ngày đàm phán căng thẳng, LHQ ra tuyên bố lên án mạnh mẽ bạo lực ở Myanmar
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 1/4 lên án mạnh mẽ bạo lực khiến hàng trăm người dân Myanmar thiệt mạng sau hai ngày đàm phán căng thẳng.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 1/4 lên án mạnh mẽ bạo lực khiến hàng trăm người dân Myanmar thiệt mạng sau hai ngày đàm phán căng thẳng.
Những người biểu tình ở Myanmar hôm 1/4 đánh dấu 2 tháng từ khi quân đội giành chính quyền bằng cách một lần nữa xuống đường phản đối, bất chấp tình trạng bạo lực.
Đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc Kyaw Moe Tun kêu gọi cộng đồng quốc tế lập tức cắt đầu tư trực tiếp vào nước này trước khi chính phủ dân cử được khôi phục.
Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước Myanmar bị truất quyền trong cuộc chính biến ngày 1/2, xuất hiện trong phiên điều trần ngày 1/4.
Hôm 1/4, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab công bố lệnh trừng phạt đối với tập đoàn kinh tế Myanmar (MEC), có liên quan mật thiết với chính quyền quân sự nước này.
Sau cuộc đụng độ với nhóm phiên quân nổi dậy người Kachin, ít nhất 20 binh sĩ Myanmar chết và 4 xe tải quân sự bị phá hủy.
Trung Quốc khẳng định muốn một "quá trình chuyển đổi dân chủ" ở Myanmar nhưng bác bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Đông Nam Á.
Quân đội Myanmar tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài một tháng, song cho biết tiếp tục đáp trả "hành động phá vỡ an ninh và quản lý của chính quyền quân sự".
Một luật sư của Cố vấn nhà nước Myanmar bị lật đổ Aung San Suu Kyi cho biết, bà có vẻ khỏe mạnh trong cuộc gặp qua video hôm nay, 31/3.
Các nghị sĩ được bầu của Myanmar đang công khai thách thức quân đội khi tuyên bố chuẩn bị thành lập một chính phủ dân sự song song trong thời gian tới.
Hôm 31/3, các quan chức y tế Trung Quốc thông báo ít nhất 9 người đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại một thành phố của Trung Quốc giáp biên giới với Myanmar.
Hôm 30/3, Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh cho các nhà ngoại giao không thiết yếu của nước này và gia đình họ rời khỏi Myanmar.
Rác thải chất đống trên đường phố ở Myanmar hôm 29/3 sau khi một số người biểu tình phát động "cuộc tấn công rác" để phản đối quân đội.
Kể từ cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2, Myanmar ghi nhận ít nhất 510 người chết liên quan đến các cuộc đụng độ trong biểu tình.
Phòng Thương mại Mỹ (USTR) thông báo Mỹ quyết định đình chỉ các can dự thương mại với Myanmar vì tình hình bất ổn chính trị và bạo lực tại quốc gia Đông Nam Á này.
Ít nhất ba người thiệt mạng khi lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào đám đông biểu tình ở thành phố Yangon hôm 29/3.
3.000 người từ bang Karen, Đông Nam Myanmar chạy sang Thái Lan hôm 28/3 sau các cuộc không kích của quân đội vào khu vực do một nhóm vũ trang thiểu số nắm giữ.
Người dân Myanmar khơi dậy phong trào 'Biểu tình im lặng' để ngăn chặn bạo lực từ quân đội, nhưng họ không thành công, anh Hưng - một người Việt ở Myanmar chia sẻ.
Hôm 28/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án vụ đàn áp nhằm vào người biểu tình chống đảo chính ở Myanmar sau khi lực lượng an ninh nước này giết chết hơn 100 người.
Hôm 27/3, 12 quan chức quân đội cấp cao từ nhiều quốc gia đưa ra tuyên bố chung lên án hành động bạo lực với người biểu tình của các lực lượng an ninh Myanmar.
Ít nhất 114 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống đảo chính tại Myanmar vào ngày 27/3, ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc chính biến hôm 1/2.
Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar vào ngày 27/3 xác nhận một số phát súng bắn vào Trung tâm Mỹ ở thành phố Yangon.
Truyền thông địa phương cho biết lực lượng an ninh Myanmar bắn và khiến ít nhất 50 người biểu tình chết hôm 27/3.
Theo Reuters, lực lượng an ninh Myanmar khiến ít nhất 16 người biểu tình thiệt mạng hôm 27/3, trong ngày kỷ niệm của quân đội.
Truyền hình Myanmar cho biết quân đội cảnh báo những người biểu tình có nguy cơ bị bắn vào đầu, trong lo ngại bất ổn gia tăng ngày kỷ niệm của lực lượng vũ trang.
Số người chết liên quan đến các cuộc biểu tình ở Myanmar kể từ 1/2 đã lên quá 300, trong khi căng thẳng tại nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thái Lan đang tăng cường trấn áp “làn sóng ma túy đá” đổ về nước này trong thời gian qua khi Myanmar gặp bất ổn chính trị.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4, Việt Nam sẽ xử lý yêu cầu họp về tình hình Myanmar trong trường hợp có nước đề xuất.
Các nước láng giềng đã và đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn người Myanmar chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn diễn ra ở quốc gia Đông Nam Á này từ hôm 1/2.
Hôm 24/3, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cảnh báo về tình trạng "sử dụng vũ lực không phù hợp" ở Myanmar.