Dự án yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ giờ ra sao?
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.
Đến nay một số dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ nghìn tỷ đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
Tổng tài sản của 12 dự án yếu kém ngành Công Thương là trên 59.100 tỷ đồng, trong khi đó, tổng nợ phải trả lên đến hơn 63.300 tỷ đồng.
Vinapaco – chủ đầu tư của Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam - gặp khó khăn về tài chính, không chi trả được các khoản nợ gốc và lãi cho Ngân hàng PVcomBank.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội chiều 31/10.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương gửi tới Quốc hội, 12 dự án yếu kém của ngành đang nợ 32.000 tỷ đồng, trong đó có một số khoản được khoanh nợ.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, dự án nhà máy thép Việt – Trung đạt sản lượng sản xuất phôi thép khoảng 285.540 tấn, sản lượng quặng sắt ước đạt 1.357.710 tấn và lợi nhuận ước đạt 642,35 tỷ đồng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bộ Công Thương cần điều tra trách nhiệm của ban lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) qua các thời kỳ trong việc để dự án đầu tư nghìn tỷ thứ 5 trong cảnh đắp chiếu.
Dự án muối mỏ Kali tại Lào do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư trở thành dự án thua lỗ nghìn tỷ thứ 13 của ngành Công Thương.
Đó là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn gửi các đại biểu quốc hội.
Bộ KH&ĐT vừa công bố danh sách 72 dự án (DA) có vốn đầu tư nhà nước gần 43.000 tỷ đồng có nguy cơ thua lỗ.
Thông tin từ Thanh tra Bộ Công Thương cho hay, lãnh đạo Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định thanh tra tại 3 dự án thua lỗ nghìn tỷ thuộc bộ này quản lý.
Tại buổi làm việc giữa tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Công thương về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu sáng nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng đến Bộ Công thương vì đã mạnh dạn cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh.
Bộ Công Thương cho biết, đã có 2 đối tác mong muốn hợp tác vận hành lại nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và đang chỉ đạo các cổ đông lập kế hoạch mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh, tương tự, hiện đã có nhà đầu tư “đánh tiếng” mua lại dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ…
Trả lời báo chí, một số Đại biểu Quốc hội cho biết họ đặt niềm tin vào những giải pháp, vào sự chỉ đạo quyết liệt và dứt điểm của Chính phủ, Ban Chỉ đạo đối với 12 dự án thua lỗ, “đắp chiếu” của ngành Công Thương.
Tọa lạc trên những khu đất có vị trí có giá trị cao bậc nhất TP.HCM, nhưng những dự án được chủ đầu tư định vị là “số một” lại không thể hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trước khi bị truy tố, lẩn trốn ra nước ngoài, Trịnh Xuân Thanh đã "thổi bay" hàng nghìn tỷ, khiến những dự án nào trở thành con nợ "khủng"?
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đề ra nhiều phương án, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tìm hướng xử lý các dự án chưa hiệu quả như Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy đóng tàu Dung Quất...
Ngoài xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong đầu tư, vận hành, khai thác các dự án thua lỗ, Bộ Công Thương còn cho biết, ngoài 12 dự án đã công bố sẽ tiếp tục rà soát các dự án có nguy cơ kém hiệu quả kinh tế.
Từ vị thế là một doanh nghiệp lãi hàng trăm tỷ mỗi năm, Đạm Hà Bắc đã có mức lỗ không thua kém gì Đạm Ninh Bình sau khi hoàn thành dự án mở rộng nâng công suất nhà máy.
Trong 12 dự án thua lỗ, tang thương nhất là có nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn.
Những khó khăn mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang gặp phải chủ yếu do giá dầu ngày càng giảm, năm sau giảm hơn năm trước.
Tổ hợp Bauxit -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016).
Sau hơn 6 tháng "đắp chiếu", từ giữa tháng 1/2017 Nhà máy Đạm Ninh Bình đã tái khởi động với hy vọng dần thoát khỏi khó khăn, sau khi được Vinachem cấp vốn mồi.
Tổng công ty Thép Việt Nam đổ hàng ngàn tỷ liên doanh với Trung Quốc để khai thác mỏ sắt Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, nhưng sau nhiều năm, cú bắt tay này đã xuất hiện dấu hiệu bất lợi cho phía Việt Nam khi khoản lỗ lên tới 1.000 tỷ đồng.
Ngày 6/2, Bộ Công thương cho biết đã yêu cầu các đơn vị lập báo cáo tổng thể, từ đó đề xuất phương án khả thi nhất để xử lý dứt điểm 12 dự án kém hiệu quả.
Tính tới thời điểm 1/9/2016, Nhà máy Đạm Ninh Bình có khoản vay dài hạn hơn 8.375 tỷ đồng và khoản vay ngắn hạn hơn 1.746 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn lên tới hơn 610 tỷ đồng.
Đạm Hà Bắc, 1 trong 4 nhà máy đang thua lỗ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từng là 'cánh chim đầu đàn' của ngành công nghiệp phân bón Việt Nam.
Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc thẩm định giá đối với Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Sau 4 năm đi vào hoạt động, nhà máy đạm Ninh Bình rơi vào cảnh bết bát vì hàng sản xuất ra bị tồn kho, máy móc lạc hậu, hư hỏng…và tổng lỗ lũy kế của nhà máy đã trên 2.000 tỷ đồng.