• Zalo

Đạm Ninh Bình đang 'bất lực' trước núi nợ, Vietcombank và BIDV 'đau đầu'

Kinh tếThứ Bảy, 07/01/2017 08:02:00 +07:00Google News

Tính tới thời điểm 1/9/2016, Nhà máy Đạm Ninh Bình có khoản vay dài hạn hơn 8.375 tỷ đồng và khoản vay ngắn hạn hơn 1.746 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn lên tới hơn 610 tỷ đồng.

Càng chạy càng lỗ

Trong báo cáo gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vương Đình Huệ về tình hình kinh doanh trong năm 2016 và kế hoạch năm 2017, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - Vinachem) cho biết: Tính tới thời điểm 1/9/2016, Đạm Ninh Bình có khoản vay dài hạn hơn 8.375 tỷ đồng và khoản vay ngắn hạn hơn 1.746 tỷ đồng.

Trong đó, nợ quá hạn lên tới hơn 610 tỷ đồng.

Add

 Vietcombank và BIDV là hai ngân hàng nội đang có nhiều khoàn tín dụng khó đòi tại Đạm Ninh Bình.

Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà máy, Vinachem đã giúp nhà máy trả nợ gốc và lãi vay đến hết năm 2016. Tuy nhiên, Đạm Ninh Bình vẫn không thể cân đối dòng tiền để trả cho các khoản vay ngắn hạn.

Theo báo cáo, năm 2013 nhà máy lỗ 906 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 738 tỷ đồng, năm 2015 lỗ 592 tỷ đồng và năm 2016 lỗ khoảng 1.078 tỷ đồng. Tổng số lỗ của Đạm Ninh Bình tính đến thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 3.300 tỷ đồng.

Cùng với đó, nhà máy đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như trả nợ lãi vay. Năm 2016, công ty dự kiến phải trả phía Eximbank Trung Quốc 600 tỷ đồng.

Giữa 2016, trả lời báo chí, ông Vũ Văn Nhẫn, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cho biết do mới đầu tư, mỗi năm Đạm Ninh Bình đang phải trả lãi vay tới khoảng 800 tỉ đồng, khấu hao khoảng 680 tỉ đồng.

Đạm Ninh Bình cho biết, trong trường nếu dừng sản xuất, nhà máy sẽ lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng trong năm 2017. Trường hợp vẫn sản xuất được khoảng 290.000 tấn ure, số lỗ có thể giảm đi 250 tỷ đồng.

Trong báo cáo, Đạm Ninh Bình cho biết phương án sản xuất của năm 2017 của nhà máy trình lên đã được Vinachem phê duyệt.

Đạm Ninh Bình là dự án trọng điểm, có quy mô và công suất lớn thứ ba cả nước. Tuy nhiên, cũng như một dự án khác của Vinachem là Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình sau bốn năm đi vào hoạt động, đã lỗ lũy kế 2.700 tỉ đồng và không quyết toán được dự án.

Ngân hàng đang 'đau đầu'

Mặc dù không phải là các dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn làm dự án, tuy nhiên, là công ty con của Vinachem nên Đạm Ninh Bình dễ dàng vay được 250 triệu đô la Mỹ từ Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc (trong tổng vốn đầu tư 607 triệu đô la Mỹ), với lãi suất 4%/năm, thời hạn vay vốn 15 năm.

Video: Bộ trương Công thương trả lời chất vấn: Trách nhiệm của 5 dự án lớn thua lỗ

Đồng thời, ngoài khoản vay của Eximbank Trung Quốc, Đạm Ninh Bình còn có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng trong nước như Vietcombank và BIDV.

Theo thông tin từ BIDV, tháng 2/2014 BIDV và Đạm Ninh Bình đã ký Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức năm 2014 với tổng giá trị là 1.200 tỷ đồng và Hợp đồng tín dụng trung hạn tài trợ phương án mua sắm vật tư dự phòng (trong 2 năm) với tổng số tiền vay bằng VND tương đương 6,4 triệu USD.

Các khoản vay này, theo BIDV, đã cung cấp kịp thời vốn tài trợ phương án mua sắm vật tư dự phòng cho Đạm Ninh Bình.

Ngoài các hợp đồng tín dụng, BIDV còn cung cấp các sản phẩm phi tín dụng để đáp ứng nhu cầu của Đạm Ninh Bình như: bảo hiểm tài sản nhà máy, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bảo hiểm nhân thọ...

Theo sau BIDV là Vietcombank, “ông lớn” ngân hàng quốc doanh này hiện có hợp đồng tín dụng lên tới 800 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình.

Hoà Bình
Bình luận
vtcnews.vn