Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về dự án BOT quốc lộ 6, đây là một trong nhiều trường hợp điển hình về biến tướng “tráng men” để thu tiền với mức phí như các tuyến đường xây dựng mới.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, Bộ GTVT hầu như cố tình quyết định cho thực hiện những dự án vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của công trình BOT, cho thấy trách nhiệm quản lý Nhà nước kém, thậm chí có dấu hiệu của lợi ích nhóm.
Bộ GTVT cho biết, trước các kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, Bộ đã xác định cụ thể trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến những lùm xùm ở BOT Cai Lậy.
Ông Nguyễn Thanh Bình, đại diện Sở GTVT Tiền Giang cho biết đơn vị này không hề thêm phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1 vào dự án xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1.
Chủ BOT Cai Lậy cho biết, khi tài xế đưa tiền lẻ, thời gian lâu hơn 30 giây thì phải di chuyển xe vào làn chờ, sau khi nhân viên kiểm đếm tiền xong sẽ cho tài xế đi.
Tại sao BOT Cai Lậy đặt trên quốc lộ 1 mà không nằm trên đường tránh, Bộ GTVT khẳng định vị trí trạm nằm trên phạm vi dự án và được các ban ngành liên quan đồng ý trong đó có chính quyền tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên lãnh đạo tỉnh này lại phủ nhận thông tin trên.
Phía BOT Tiền Giang khẳng định nhà đầu tư chỉ làm theo dự án đã phê duyệt của Bộ GTVT, còn các quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ thì không nắm được.
Ông chủ BOT Cai Lậy cho biết sẽ không từ chối nhận tiền lẻ qua trạm thu phí, nhưng một số tài xế cố tình đi chậm và kéo dài thời gian qua trạm thì cần phải xử lý.
Rất nhiều tài xế cho biết sẽ tiếp tục phản đối nếu không trả trạm thu phí Cai Lậy về đúng vị trí, còn đại diện hội đồng BOT Tiền Giang khẳng định sẽ trả lại dự án nếu phải di dời trạm.
Trong quyết định phê duyệt dự án đường tránh thị xã Cai Lậy có đến 7 cây cầu bê tông, tuy nhiên thực tế chỉ có 5 cầu được xây dựng, 2 cây cầu còn lại biến mất một cách đầy bí ẩn.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa nói ông buồn vì dân chắn xe ở Cai Lậy, nhưng với người dân, đây là việc cực chẳng đã bởi lợi ích của họ đang bị đặt dưới nhiều lợi ích khác.
Bộ Giao thông Vận tải vừa chốt phương án giảm phí cho trạm BOT Cai Lậy, nhưng điều này khiến dư luận băn khoăn bởi giảm phí nhưng tăng thời gian thu phí, nhà đầu tư cũng không thua thiệt gì.
Ngay sau khi có thông tin Bộ GTVT tổ chức họp khẩn quyết định giảm giá vé qua Trạm BOT Cai Lậy cho các phương tiện giao thông, nhiều tài xế tuyên bố tiếp tục cuộc chiến tiền lẻ nếu không trả trạm thu phí về đúng vị trí.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên tiếng trước những bất cập tại trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) trong thời gian vừa qua.
Cho rằng BOT Cai Lậy đặt sai vị trí và thu tiền với giá cao, chủ một quán giải khát ở Long An đã đổi được trên 22 triệu đồng tiền lẻ có mệnh giá 200-500 đồng để "phục vụ" tài xế.
Chỉ trong vài ngày, xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy xuất hiện nhiều "đại gia" ôm cả bọc tiền lẻ để đi qua trạm thu phí, có người còn vác vài bao tải tiền để chia sẻ cho các tài xế khác.
Luật sư Trần Bá Học cho rằng những tài xế đưa tiền lẻ qua trạm không thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, việc nhanh hay chậm trong việc lưu thông qua trạm không phải do tài xế, mà do trạm.
Trên mạng xã hội mấy ngày qua đang lan truyền những văn bản của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Giao thông - Vận tải về việc cấp phép xây dựng và thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) và không đề cập tới việc nâng cấp Quốc lộ 1; song, từ năm 2013 cho tới năm 2016 đã có nhiều văn bản điều chỉnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị các cơ quan chức năng phải làm rõ tình trạng hàng loạt tài xế dùng tiền lẻ thanh toán tại trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang).