(VTC News) – Đại tá Phạm Tân, thuyền trưởng tàu ngầm Việt Nam đầu tiên nói về sự kiện Gạc Ma năm 1988 khi quân Trung Quốc nhẫn tâm xả súng sát hại hàng chục người lính công binh ta đóng ở Gạc Ma.
14/3/1988, Trung Quốc nổ súng sát hại 64 cán bộ chiến sĩ hải quân trên Đá Gạc Ma. Dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng ký ức về nó không phai nhòa trong các thế hệ, nhất là những người từng trực tiếp công tác trong Quân chủng Hải quân như Đại tá Phạm Tân.
Vị thuyền trưởng tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam cho biết, vào thời điểm xảy ra sự kiện Gạc Ma, ông là Thiếu tá, Trợ lý kế hoạch của Phòng tác chiến Quân chủng Hải quân, đang làm nhiệm vụ tại Cam Ranh.
Trong cuộc trò chuyện với VTC News, ông không thể giấu được cảm xúc về sự căm phẫn trước hành động dã man, ngang ngược của Trung Quốc với những người đồng đội, anh em mình trên vùng biển đảo Tổ quốc cách đây 27 năm.
- Là cựu sĩ quan Hải quân nhân dân Việt Nam, khi nhắc đến sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, cảm xúc của ông là gì?
14/3/1988, ngày xảy ra sự kiện Trung Quốc đánh chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những ngày ấy, tôi đang làm việc tại Cam Ranh, trợ giúp các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp tác chiến, đưa ra kế hoạch củng cố, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Cuối 1987, đầu 1988 Trung Quốc ngang nhiên chiếm đảo Chữ Thập của Việt Nam. Biển đảo của Việt Nam bị đe dọa, Quân chủng Hải quân với sự cho phép của Nhà nước, thực hiện công tác củng cố và bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là quần đảo Trường Sa, sau là quần đảo Hoàng Sa.
Khi nhắc đến Gạc Ma 1988 là nhắc đến sự 'dã man’ của Trung Quốc. Dã man vì khi đó chúng đưa 4 tàu chiến, trong đó có các tàu hậu vệ tên lửa tuần tra và chiếm các đảo của Việt Nam.
Khi đó, các cán bộ chiến sỹ của ta đều là những người lính nhưng đi trên những chiếc tàu dân sự không có vũ khí (tàu HQ604, HQ605) để củng cố và xây dựng đảo ở khu vực Gạc Ma, Côn Lin và Len Đao.
Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu xuồng đổ bộ khi quân ta đang trên đảo Gạc Ma, giật cờ của Tổ quốc Việt Nam và bắn các cán bộ chiến sỹ, tạo ra sự đụng độ trên bãi ngầm Gạc Ma.
Sau khi nổ súng, quân Trung Quốc rút ra tàu, bắn chìm các tàu vận tải quân sự 604 của Lữ đoàn 125 và sát hại chiến sỹ công binh thuộc Lữ đoàn 146 và bỏ chạy.
Nhắc tới sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, cá nhân tôi rất căm phẫn!
Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực đi xâm lược các khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam dù trước đó vẫn nói 2 nước là anh em.
Chúng dùng tàu quân sự hỏa lực mạnh để tấn công tàu vận tải không vũ trang của Việt Nam và hành động dã man sát hại các chiến sx công binh.
- Góc nhìn của một quân nhân như ông về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân ngày 14/3/1988 thế nào?
Thực tình sự kiện Gạc Ma không thể gọi là trận đánh, vì nếu là trận đánh thì cả 2 phía đều phải có sự chuẩn bị.
Trong khi đó, Việt Nam ra hiện trường chỉ để xây dựng và củng cố biển đảo. Chúng ta không hề vũ trang hay gây chiến với Trung Quốc nhưng họ lại chủ động đưa tàu chiến đến.
Như vậy, chẳng khác gì người cầm vũ khí tấn công người tay không. Trong khi đó, nếu thực sự là một trận đánh, chưa chắc Trung Quốc có thể chiếm được Đá Gạc Ma vì chúng ta đã có sự chuẩn bị về vũ khí.
Có thể nói, Gạc Ma 1988 là sự kiện Trung Quốc ‘đánh trộm’ Việt Nam.
Dù có chênh lệch về vũ khí, lực lượng nhưng một khi đã là trận đánh chắc chắn Trung Quốc không thể tránh được thiệt hại, nhất là khi binh sỹ của họ mang trong mình tâm lý sợ hãi vì hành động sai trái trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hiện nay, quân đội Việt Nam đang được hiện đại hóa với nhiều trang thiết bị tối tân, trong đó phải kể đến những chiếc tàu ngầm Kilo mua từ Nga, theo ông tàu ngầm Kilo đóng vai trò thế nào trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
Nhà nước có chủ trương đưa 2 quân chủng Hải quân và Phòng không không quân tiến lên hiện đại chứ không phải từng bước hiện đại.
14/3/1988, Trung Quốc nổ súng sát hại 64 cán bộ chiến sĩ hải quân trên Đá Gạc Ma. Dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng ký ức về nó không phai nhòa trong các thế hệ, nhất là những người từng trực tiếp công tác trong Quân chủng Hải quân như Đại tá Phạm Tân.
Bức tranh các chiến sỹ Hải quân quyết tâm giữ cờ Tổ quốc khi quân Trung Quốc đổ bộ lên Gạc Ma |
Trong cuộc trò chuyện với VTC News, ông không thể giấu được cảm xúc về sự căm phẫn trước hành động dã man, ngang ngược của Trung Quốc với những người đồng đội, anh em mình trên vùng biển đảo Tổ quốc cách đây 27 năm.
- Là cựu sĩ quan Hải quân nhân dân Việt Nam, khi nhắc đến sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, cảm xúc của ông là gì?
14/3/1988, ngày xảy ra sự kiện Trung Quốc đánh chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những ngày ấy, tôi đang làm việc tại Cam Ranh, trợ giúp các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp tác chiến, đưa ra kế hoạch củng cố, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đại tá Phạm Tân, thuyền trưởng tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam không giấu được căm phẫn khi nhắc tới sự kiện Gạc Ma 1988 - Ảnh: Tùng Đinh |
Khi nhắc đến Gạc Ma 1988 là nhắc đến sự 'dã man’ của Trung Quốc. Dã man vì khi đó chúng đưa 4 tàu chiến, trong đó có các tàu hậu vệ tên lửa tuần tra và chiếm các đảo của Việt Nam.
Khi đó, các cán bộ chiến sỹ của ta đều là những người lính nhưng đi trên những chiếc tàu dân sự không có vũ khí (tàu HQ604, HQ605) để củng cố và xây dựng đảo ở khu vực Gạc Ma, Côn Lin và Len Đao.
|
Sau khi nổ súng, quân Trung Quốc rút ra tàu, bắn chìm các tàu vận tải quân sự 604 của Lữ đoàn 125 và sát hại chiến sỹ công binh thuộc Lữ đoàn 146 và bỏ chạy.
Nhắc tới sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, cá nhân tôi rất căm phẫn!
Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực đi xâm lược các khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam dù trước đó vẫn nói 2 nước là anh em.
Chúng dùng tàu quân sự hỏa lực mạnh để tấn công tàu vận tải không vũ trang của Việt Nam và hành động dã man sát hại các chiến sx công binh.
- Góc nhìn của một quân nhân như ông về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân ngày 14/3/1988 thế nào?
Thực tình sự kiện Gạc Ma không thể gọi là trận đánh, vì nếu là trận đánh thì cả 2 phía đều phải có sự chuẩn bị.
Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988 được đồng đội ứng cứu - Ảnh của đại tá Trần Minh Cảnh - Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 hải quân thời kỳ 1988 |
Trong khi đó, Việt Nam ra hiện trường chỉ để xây dựng và củng cố biển đảo. Chúng ta không hề vũ trang hay gây chiến với Trung Quốc nhưng họ lại chủ động đưa tàu chiến đến.
Như vậy, chẳng khác gì người cầm vũ khí tấn công người tay không. Trong khi đó, nếu thực sự là một trận đánh, chưa chắc Trung Quốc có thể chiếm được Đá Gạc Ma vì chúng ta đã có sự chuẩn bị về vũ khí.
Bản đồ khu vực đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 |
Dù có chênh lệch về vũ khí, lực lượng nhưng một khi đã là trận đánh chắc chắn Trung Quốc không thể tránh được thiệt hại, nhất là khi binh sỹ của họ mang trong mình tâm lý sợ hãi vì hành động sai trái trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hiện nay, quân đội Việt Nam đang được hiện đại hóa với nhiều trang thiết bị tối tân, trong đó phải kể đến những chiếc tàu ngầm Kilo mua từ Nga, theo ông tàu ngầm Kilo đóng vai trò thế nào trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
Nhà nước có chủ trương đưa 2 quân chủng Hải quân và Phòng không không quân tiến lên hiện đại chứ không phải từng bước hiện đại.
Điều đó có nghĩa 2 quân chủng sẽ được trang bị nhiều khí tài hiện đại, không chỉ của một nước mà từ nhiều nguồn khác nhau.
Hiện nay, có 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo đã được bàn giao cho hải quân trong số 6 chiếc đặt mua từ Nga.
Đây là một thay đổi rất lớn trong sức mạnh của lực lượng hải quân, giá như năm 1988 chúng ta có tàu ngầm, Trung Quốc chưa chắc đã thực hiện hành động dã man như ngày 14/3 ở Gạc Ma.
Bên cạnh tàu ngầm, Việt Nam hiện nay còn có nhiều vũ khí, khí tài hiện đại khác để hỗ trợ cho tác chiến trên biển, đủ sức khiến các kẻ thù cảm thấy sợ hãi khi có ý đồ tấn công.
Tôi tin, lực lượng tàu ngầm sẽ hoạt động tốt và bảo vệ được chủ quyền Tổ quốc.
- Các thông tin công khai cho thấy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc sở hữu tương đối nhiều tàu ngầm, theo ông điều đó gây khó khăn thế nào cho Hải quân nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền?
Trung Quốc có cả hạm đội tàu ngầm ở Nam Á, tuy nhiên, đặc điểm tác chiến của tàu ngầm là hoàn toàn bí mật, nhiều chưa chắc đã thắng ít.
Trong khi đó, truyền thống chiến đấu của Quân đội Việt Nam là vận dụng chiến thuật lấy ít địch nhiều, vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc vận dụng một thiết bị quân sự hiệu quả cần sự đóng góp lớn từ yếu tố con người.
Mà cụ thể hơn là ý chí, là kinh nghiệm. Những điều kiện này, các sĩ quan, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam luôn đáp ứng được.
Video sức mạnh tàu ngầm Kilo
Lý do là chúng ta hành động để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, trong khi đó những kẻ xâm nhập lại ra trận trong tâm thế không thoải mái khi làm việc trái với đạo lý.
Chênh lệch số lượng không phải là khó khăn đối với hải quân chúng ta vì Trung Quốc không thể cùng lúc triển khai ồ ạt tàu ngầm hoạt động.
Một lợi thế nhỏ có thể kể ra đó là với sợ lượng lớn thì mật độ xuất kích của từng tàu có thể thấp hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi của thủy thủ đoàn, nhưng không đáng kể.
- Theo ông, Hải quân nhân dân Việt Nam bên cạnh việc mua mới vũ khí, quá trình huấn luyện sĩ quan trẻ đóng vai trò thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Về công tác đào tạo, chúng ta nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Nga, sau khi tàu về tiếp tục đưa chuyên gia sang hỗ trợ quá trình huấn luyện, sử dụng giai đoạn đầu.
Vì vùng Biển Đông có điều kiện phức tạp, có 2 dòng hải lưu nóng lạnh chảy cùng nhau nên sẽ có các đặc điểm riêng, yêu cầu các cán bộ, chiến sỹ cần tập trung cao độ vào quá trình huấn luyện để làm chủ vũ khí.
Khi tác chiến tàu ngầm các thủy thủ cần ý chí, cần niềm tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, tất cả các chiến sỹ trẻ phải tự rèn luyện bản thân, tránh tình trạng chủ quan khi điều kiện được cải thiện nhiều so với thế hệ đầu tiên như chúng tôi.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tập trung xây dựng lực lượng cứu hộ tàu ngầm. Tai nạn tàu ngầm vẫn có thể xảy ra và sẽ vô cùng thảm khốc nếu không được cứu hộ kịp thời.
Chính vì vậy, xây dựng lực lượng cứu hộ đồng bộ sẽ giúp hải quân tăng cường thêm sức mạnh cho quá trình tác chiến trên biển.
- Từng ngày, từng giờ các chiến sỹ và nhân dân ta đang bám đảo, bám biển bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là thế hệ đi trước, ông có ý kiến gì về việc tri ân, tưởng niệm những người đã ngã xuống?
Mới đây, có thông tin về xây dựng Đài tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma ở Khánh Hòa, tôi cho rằng rất nên làm. Đó chính là hoạt động để tri ân, nhắc lại sự hi sinh anh dũng của 64 cán bộ chiến sỹ trong sự kiện Gạc Ma năm 1988.
Về nghi lễ thả vòng hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ, trong chuyến đi Trường Sa với anh Hồ Đức Việt, Bí thư Trung ương Đoàn và Phó Tổng tham mưu trưởng Phạm Văn Trà, tôi tự mình đi mua hoa ở phố Hàm Long (Hà Nội), rồi làm vòng hoa, thả tưởng niệm các anh em.
Không chỉ riêng 64 cán bộ chiến sỹ ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, đến nay đã có nhiều anh em hi sinh trong quá trình làm nhiệm vụ, gìn giữ chủ quyền Tổ quốc ở nơi hải đảo. Vì vậy, chúng ta cần có những hoạt động tri ân, tưởng nhớ xứng đáng.
- Đối với thế hệ cán bộ, chiến sỹ hiện nay, cần có thêm những việc làm gì để họ thêm vững tâm bảo vệ chủ quyền nơi hải đảo xa xôi, thưa ông?
Hiện nay, Nhà nước có chính sách chăm lo cho cuộc sống anh em chiến sỹ ngoài đảo xa, về cả vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động kết nối, liên lạc và giao lưu giữa đảo và đất liền. Đưa các phóng viên, nhà báo ra đảo, tìm hiểu, viết bài về cuộc sống của các chiến sỹ, giúp nhân dân hiểu thêm về tình hình biển đảo Tổ quốc.
Điều đó sẽ giúp người dân trong đất liền gắn kết, có trách nhiệm hơn với chủ quyền biển đảo.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh – Ngọc Anh (Thực hiện)
Hiện nay, có 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo đã được bàn giao cho hải quân trong số 6 chiếc đặt mua từ Nga.
|
Bên cạnh tàu ngầm, Việt Nam hiện nay còn có nhiều vũ khí, khí tài hiện đại khác để hỗ trợ cho tác chiến trên biển, đủ sức khiến các kẻ thù cảm thấy sợ hãi khi có ý đồ tấn công.
Tôi tin, lực lượng tàu ngầm sẽ hoạt động tốt và bảo vệ được chủ quyền Tổ quốc.
- Các thông tin công khai cho thấy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc sở hữu tương đối nhiều tàu ngầm, theo ông điều đó gây khó khăn thế nào cho Hải quân nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền?
Trung Quốc có cả hạm đội tàu ngầm ở Nam Á, tuy nhiên, đặc điểm tác chiến của tàu ngầm là hoàn toàn bí mật, nhiều chưa chắc đã thắng ít.
Trong khi đó, truyền thống chiến đấu của Quân đội Việt Nam là vận dụng chiến thuật lấy ít địch nhiều, vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc vận dụng một thiết bị quân sự hiệu quả cần sự đóng góp lớn từ yếu tố con người.
Mà cụ thể hơn là ý chí, là kinh nghiệm. Những điều kiện này, các sĩ quan, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam luôn đáp ứng được.
Video sức mạnh tàu ngầm Kilo
Lý do là chúng ta hành động để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, trong khi đó những kẻ xâm nhập lại ra trận trong tâm thế không thoải mái khi làm việc trái với đạo lý.
Chênh lệch số lượng không phải là khó khăn đối với hải quân chúng ta vì Trung Quốc không thể cùng lúc triển khai ồ ạt tàu ngầm hoạt động.
Một lợi thế nhỏ có thể kể ra đó là với sợ lượng lớn thì mật độ xuất kích của từng tàu có thể thấp hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi của thủy thủ đoàn, nhưng không đáng kể.
- Theo ông, Hải quân nhân dân Việt Nam bên cạnh việc mua mới vũ khí, quá trình huấn luyện sĩ quan trẻ đóng vai trò thế nào trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Về công tác đào tạo, chúng ta nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Nga, sau khi tàu về tiếp tục đưa chuyên gia sang hỗ trợ quá trình huấn luyện, sử dụng giai đoạn đầu.
Vì vùng Biển Đông có điều kiện phức tạp, có 2 dòng hải lưu nóng lạnh chảy cùng nhau nên sẽ có các đặc điểm riêng, yêu cầu các cán bộ, chiến sỹ cần tập trung cao độ vào quá trình huấn luyện để làm chủ vũ khí.
Tàu HQ 604 tham gia chiến dịch CQ88 - Ảnh tư liệu |
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tập trung xây dựng lực lượng cứu hộ tàu ngầm. Tai nạn tàu ngầm vẫn có thể xảy ra và sẽ vô cùng thảm khốc nếu không được cứu hộ kịp thời.
Chính vì vậy, xây dựng lực lượng cứu hộ đồng bộ sẽ giúp hải quân tăng cường thêm sức mạnh cho quá trình tác chiến trên biển.
- Từng ngày, từng giờ các chiến sỹ và nhân dân ta đang bám đảo, bám biển bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là thế hệ đi trước, ông có ý kiến gì về việc tri ân, tưởng niệm những người đã ngã xuống?
Mới đây, có thông tin về xây dựng Đài tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma ở Khánh Hòa, tôi cho rằng rất nên làm. Đó chính là hoạt động để tri ân, nhắc lại sự hi sinh anh dũng của 64 cán bộ chiến sỹ trong sự kiện Gạc Ma năm 1988.
Về nghi lễ thả vòng hoa tưởng niệm các chiến sỹ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ, trong chuyến đi Trường Sa với anh Hồ Đức Việt, Bí thư Trung ương Đoàn và Phó Tổng tham mưu trưởng Phạm Văn Trà, tôi tự mình đi mua hoa ở phố Hàm Long (Hà Nội), rồi làm vòng hoa, thả tưởng niệm các anh em.
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì biển đảo - Ảnh: Mạnh Duy/Người lao động |
- Đối với thế hệ cán bộ, chiến sỹ hiện nay, cần có thêm những việc làm gì để họ thêm vững tâm bảo vệ chủ quyền nơi hải đảo xa xôi, thưa ông?
Hiện nay, Nhà nước có chính sách chăm lo cho cuộc sống anh em chiến sỹ ngoài đảo xa, về cả vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động kết nối, liên lạc và giao lưu giữa đảo và đất liền. Đưa các phóng viên, nhà báo ra đảo, tìm hiểu, viết bài về cuộc sống của các chiến sỹ, giúp nhân dân hiểu thêm về tình hình biển đảo Tổ quốc.
Điều đó sẽ giúp người dân trong đất liền gắn kết, có trách nhiệm hơn với chủ quyền biển đảo.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh – Ngọc Anh (Thực hiện)
Bình luận