(VTC News) - Nga chi 40 tỷ rúp hiện đại hóa tên lửa, Đài Loan muốn mua các xe tăng của Mỹ, Ấn Độ có tổng thống mới, ... là những tin đáng chú ý trong ngày.
Chính quyền Nga dự định chi 40 tỷ rúp (khoảng 1,25 tỷ USD) để nâng cấp và xây dựng mới 17 xí nghiệp cho mục tiêu hiện đại hóa và sản xuất hàng loạt tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander-M.
Công việc nâng cấp và tái trang bị kỹ thuật cho toàn bộ 17 xí nghiệp nói trên sẽ được thực hiện từ năm 2014 tới.
Tên lửa Iskander-M lần đầu tiên được xuất xưởng vào tháng 8/1999, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu của đối phương, gồm các giàn tên lửa, pháo cao xạ, máy bay các loại đậu tại sân bay, các trạm chỉ huy và phương tiện thông tin tác chiến.
Thổ Nhĩ Kỳ lại triển khai tên lửa tới biên giới Syria
Hôm 23/7, hãng thông tấn nhà nước Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một đoàn tàu hỏa chở nhiều khẩu đội tên lửa và binh sĩ nước này đã có mặt tại thành phố Mardin, gần biên giới Syria.
Động thái này diễn ra một tháng sau khi chính quyền al-Assad tuyên bố bắn rơi một máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng nó xâm phạm không phận của Syria.
Theo kênh truyền hình NTV, có ít nhất 5 xe chở tên lửa đã được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai vào hôm 22/7.
Trước đó, vào tháng 6/2012, chính quyền Ankara cũng đưa một loạt xe tăng và vũ khí quân sự tới tỉnh Diyarbakir cùng nhiều khẩu đội tên lửa tới đóng ở tỉnh Hatay thuộc khu vực biên giới phía tây Syria.
Theo hãng tin RT của Nga, việc Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp vận chuyển vũ khí và binh lính tới khu vực biên giới chung với Syria khiến chính quyền Tổng thống al-Assad không khỏi bối rối khi tình hình xung đột trong nước còn đang vô cùng căng thẳng.
Philippines tố Trung Quốc vũ trang hóa ngư dân
Philippines tố cáo Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa biển Đông qua việc vũ trang hóa cho ngư dân. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các đảo và nguồn tài nguyên trên biển Đông với sức mạnh hải quân của họ.
Ngày 22/7, Niel Estrella, người phát ngôn lực lượng quân đội tây Philippines đặt tại Palawan, cảnh báo việc Trung Quốc dự định vũ trang cho ngư dân khi đánh bắt cá ở biển Đông sẽ chỉ gây thêm căng thẳng.
Ông cho rằng Trung Quốc “đang biểu thị rõ ràng thái độ kiêu ngạo và bắt nạt” qua việc ông Hạ Kiến Bân, chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), vài ngày trước đã kêu gọi chính quyền không chỉ cấp vũ khí mà còn huấn luyện quân sự cho ngư dân để “gìn giữ vùng biển”, không cần phải triển khai tàu hải quân.
Thậm chí ông này còn cao ngạo cho rằng lực lượng của các nước đang “tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc” trên biển Đông, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ phải e dè khi đối mặt với ngư dân có vũ trang Trung Quốc.
Đài Loan muốn mua các xe tăng của Mỹ
Đài Loan đang cân nhắc mua các xe tăng từng được Mỹ sử dụng tại Iraq và Afghanistan để nâng cấp đội xe đã cũ của mình.
Đài Loan vẫn đề phòng Trung Quốc bất chấp những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa 2 bờ eo biển và các chuyên gia quân sự cho hay hòn đảo này có thể triển khai các tên lửa trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ Đại lục.
Các xe tăng M1 Abrams, được Mỹ đưa vào sử dụng năm 1980 để thay thế các xe tăng M60, là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 và có thể tăng cường cho đội xe gồm khoảng 1.200 chiếc của Đài Loan, hầu hết là các xe tăng dòng M60 và M48.
Đài Loan cũng sở hữu hàng chục xe nhiều tuổi M41.
“Vấn đề trên đang được quân đội xem xét”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.
“Rất nhiều vấn đề cần được cân nhắc, ví dụ như chuyện hỗ trợ hậu cầu, liệu chúng có thể hoạt động dưới các hệ thống bảo dưỡng hiện thời cho các xe tăng M60 hay không”, ông Lo nói.
Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chao Shih-chang cho hay quân đội hòn đảo này cần mua khoảng 200 xe tăng.
Ấn Độ có tổng thống mới
Cựu Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee đã được bầu làm tổng thống Ấn Độ vào hôm 22/7, theo hãng tin AFP.
Ông Mukherjee, ứng viên 76 tuổi của đảng Quốc đại cầm quyền, đã giành được 69% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hôm 19/7 vừa qua.
Theo hiến pháp Ấn Độ, chức tổng thống của ông Mukherjee chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng tổng thống có thể trả về quốc hội một số dự luật để yêu cầu xem xét lại, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành lập chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 2014 tới, nếu không xác định được đảng nào giành chiến thắng.
Một số nhà phân tích cho rằng, ông Mukherjee có thể có cách tiếp cận năng động hơn về vấn đề việc làm so với những người tiền nhiệm.
Nga chi 40 tỷ rúp hiện đại hóa tên lửa Iskander-M
Ngày 23/7, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chủ trì phiên họp tại thành phố Kolomna, ngoại ô Mátxcơva, về quá trình thực hiện chương trình liên bang nhằm phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng (OPK) thời kỳ 2012-2020, trước hết là về dự án hiện đại hóa và sản xuất hàng loạt tên lửa Iskander-M.
Tham dự phiên họp này có Phó Thủ tướng phụ trách OPK, Dmitry Rogozin, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdiukov, Tỉnh trưởng tỉnh Mátxcơva, ông Sergey Shoigu cùng đại diện các bộ-ngành và xí nghiệp quốc phòng liên quan.
Tên lửa Iskander-M |
Chính quyền Nga dự định chi 40 tỷ rúp (khoảng 1,25 tỷ USD) để nâng cấp và xây dựng mới 17 xí nghiệp cho mục tiêu hiện đại hóa và sản xuất hàng loạt tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander-M.
Công việc nâng cấp và tái trang bị kỹ thuật cho toàn bộ 17 xí nghiệp nói trên sẽ được thực hiện từ năm 2014 tới.
Tên lửa Iskander-M lần đầu tiên được xuất xưởng vào tháng 8/1999, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu của đối phương, gồm các giàn tên lửa, pháo cao xạ, máy bay các loại đậu tại sân bay, các trạm chỉ huy và phương tiện thông tin tác chiến.
Video: Tên lửa PK “lưỡi hái tử thần” của Nga khai hỏa |
Thổ Nhĩ Kỳ lại triển khai tên lửa tới biên giới Syria
Hôm 23/7, hãng thông tấn nhà nước Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một đoàn tàu hỏa chở nhiều khẩu đội tên lửa và binh sĩ nước này đã có mặt tại thành phố Mardin, gần biên giới Syria.
Động thái này diễn ra một tháng sau khi chính quyền al-Assad tuyên bố bắn rơi một máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng nó xâm phạm không phận của Syria.
Quân đội nổi dậy ở Syria |
Theo kênh truyền hình NTV, có ít nhất 5 xe chở tên lửa đã được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai vào hôm 22/7.
Trước đó, vào tháng 6/2012, chính quyền Ankara cũng đưa một loạt xe tăng và vũ khí quân sự tới tỉnh Diyarbakir cùng nhiều khẩu đội tên lửa tới đóng ở tỉnh Hatay thuộc khu vực biên giới phía tây Syria.
Theo hãng tin RT của Nga, việc Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp vận chuyển vũ khí và binh lính tới khu vực biên giới chung với Syria khiến chính quyền Tổng thống al-Assad không khỏi bối rối khi tình hình xung đột trong nước còn đang vô cùng căng thẳng.
Philippines tố Trung Quốc vũ trang hóa ngư dân
Philippines tố cáo Trung Quốc đang tiếp tục quân sự hóa biển Đông qua việc vũ trang hóa cho ngư dân. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các đảo và nguồn tài nguyên trên biển Đông với sức mạnh hải quân của họ.
Tàu cá Trung Quốc |
Ngày 22/7, Niel Estrella, người phát ngôn lực lượng quân đội tây Philippines đặt tại Palawan, cảnh báo việc Trung Quốc dự định vũ trang cho ngư dân khi đánh bắt cá ở biển Đông sẽ chỉ gây thêm căng thẳng.
Thậm chí ông này còn cao ngạo cho rằng lực lượng của các nước đang “tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc” trên biển Đông, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ phải e dè khi đối mặt với ngư dân có vũ trang Trung Quốc.
Đài Loan muốn mua các xe tăng của Mỹ
Đài Loan đang cân nhắc mua các xe tăng từng được Mỹ sử dụng tại Iraq và Afghanistan để nâng cấp đội xe đã cũ của mình.
Đài Loan vẫn đề phòng Trung Quốc bất chấp những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa 2 bờ eo biển và các chuyên gia quân sự cho hay hòn đảo này có thể triển khai các tên lửa trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ Đại lục.
Các xe tăng M1 Abrams, được Mỹ đưa vào sử dụng năm 1980 để thay thế các xe tăng M60, là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 và có thể tăng cường cho đội xe gồm khoảng 1.200 chiếc của Đài Loan, hầu hết là các xe tăng dòng M60 và M48.
Các xe tăng M1 Abrams của Mỹ |
Đài Loan cũng sở hữu hàng chục xe nhiều tuổi M41.
“Vấn đề trên đang được quân đội xem xét”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.
“Rất nhiều vấn đề cần được cân nhắc, ví dụ như chuyện hỗ trợ hậu cầu, liệu chúng có thể hoạt động dưới các hệ thống bảo dưỡng hiện thời cho các xe tăng M60 hay không”, ông Lo nói.
Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chao Shih-chang cho hay quân đội hòn đảo này cần mua khoảng 200 xe tăng.
Ấn Độ có tổng thống mới
Cựu Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee đã được bầu làm tổng thống Ấn Độ vào hôm 22/7, theo hãng tin AFP.
Ông Mukherjee, ứng viên 76 tuổi của đảng Quốc đại cầm quyền, đã giành được 69% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hôm 19/7 vừa qua.
Tân tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee |
Theo hiến pháp Ấn Độ, chức tổng thống của ông Mukherjee chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng tổng thống có thể trả về quốc hội một số dự luật để yêu cầu xem xét lại, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành lập chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 2014 tới, nếu không xác định được đảng nào giành chiến thắng.
Một số nhà phân tích cho rằng, ông Mukherjee có thể có cách tiếp cận năng động hơn về vấn đề việc làm so với những người tiền nhiệm.
Đỗ Hường(tổng hợp)
Bình luận