• Zalo

Thăm 'vựa' lươn lớn nhất miền Trung tại Nghệ An

Tin nóngChủ Nhật, 09/07/2023 15:32:53 +07:00Google News

Làng nghề nuôi và chế biến lươn ở xã Long Thành, huyện Yên Thành được coi là "vựa" lươn lớn nhất miền Trung với các sản phẩm được bán khắp trong nước và nước ngoài.

Làng nghề nuôi và chế biến lươn ở Nghệ An - "vựa" lươn lớn nhất miền Trung

Long Thành (huyện Yên Thành) là xã thuần nông, vốn có nghề thả trúm bắt lươn đồng. Nhận thấy nhu cầu mua lươn đồng đã qua sơ chế ngày càng có giá, nhiều hộ đã chuyển hướng kinh doanh chế biến lươn đồng, đem lại nguồn thu nhập cao và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Long Thành (huyện Yên Thành) là xã thuần nông, vốn có nghề thả trúm bắt lươn đồng. Nhận thấy nhu cầu mua lươn đồng đã qua sơ chế ngày càng có giá, nhiều hộ đã chuyển hướng kinh doanh chế biến lươn đồng, đem lại nguồn thu nhập cao và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Anh Nguyễn Ngọc Ánh (trú xóm Phan Thanh, xã Long Thành) có thâm niên 15 năm thu mua và sơ chế lươn chia sẻ, bình quân mỗi ngày gia đình anh thu mua và sơ chế từ 4-5 tạ lươn, tạo việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động với mức thu nhập ổn định.

Anh Nguyễn Ngọc Ánh (trú xóm Phan Thanh, xã Long Thành) có thâm niên 15 năm thu mua và sơ chế lươn chia sẻ, bình quân mỗi ngày gia đình anh thu mua và sơ chế từ 4-5 tạ lươn, tạo việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động với mức thu nhập ổn định. 

Cũng theo anh Ánh, lươn nhập về phải đảm bảo lươn sống, được rửa sạch sau đó luộc nước sôi để sơ chế và bỏ vào tủ cấp đông đưa đi bán. Muốn lươn có màu vàng đẹp thì khi luộc cho thêm một ít nghệ tươi giã nhỏ hoặc bột nghệ nguyên chất.

Cũng theo anh Ánh, lươn nhập về phải đảm bảo lươn sống, được rửa sạch sau đó luộc nước sôi để sơ chế và bỏ vào tủ cấp đông đưa đi bán. Muốn lươn có màu vàng đẹp thì khi luộc cho thêm một ít nghệ tươi giã nhỏ hoặc bột nghệ nguyên chất. 

Theo bà con làng Phan Thanh, sơ chế lươn không đòi hỏi phức tạp lắm, nhưng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì lươn mới đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh dưỡng.

Theo bà con làng Phan Thanh, sơ chế lươn không đòi hỏi phức tạp lắm, nhưng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì lươn mới đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh dưỡng.

Những năm qua, xã Long Thành cũng đã phối hợp với các ngành liên quan mở các lớp tập huấn cho người dân về kiến thức an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường cũng như liên hệ kết nối với các cửa hàng bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Những năm qua, xã Long Thành cũng đã phối hợp với các ngành liên quan mở các lớp tập huấn cho người dân về kiến thức an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường cũng như liên hệ kết nối với các cửa hàng bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Đặc sản lươn đồng làng Phan Thanh, xã Long Thành nay đã nổi tiếng gần xa với hương vị thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng, được khách hàng khắp nơi biết đến.

Đặc sản lươn đồng làng Phan Thanh, xã Long Thành nay đã nổi tiếng gần xa với hương vị thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng, được khách hàng khắp nơi biết đến. 

Ông Nguyễn Văn Đề - Chủ tịch UBND xã Long Thành, cho biết, làng nghề nuôi và chế biến lươn Phan Thanh được công nhận làng nghề vào tháng 7/2022, hiện có 50 hộ dân theo nghề hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho 400 - 600 lao động tại địa phương. Trung bình mỗi năm chế biến và xuất bán ra thị trường từ 1.200 - 1.500 tấn lươn thành phẩm được tiêu thụ khắp toàn quốc và còn xuất ngoại một số nước châu Á.

Ông Nguyễn Văn Đề - Chủ tịch UBND xã Long Thành, cho biết, làng nghề nuôi và chế biến lươn Phan Thanh được công nhận làng nghề vào tháng 7/2022, hiện có 50 hộ dân theo nghề hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho 400 - 600 lao động tại địa phương. Trung bình mỗi năm chế biến và xuất bán ra thị trường từ 1.200 - 1.500 tấn lươn thành phẩm được tiêu thụ khắp toàn quốc và còn xuất ngoại một số nước châu Á. 

(Nguồn: Báo Nghệ An)
Bình luận
vtcnews.vn