1. Thác nước tự nhiên nào của Việt Nam lớn nhất Đông Nam Á?
- A
Thác Pongour
- B
Thác Dray Nur
- C
Thác Bản Giốc
Theo Cục du lịch quốc gia Việt Nam, thác Bản Giốc của Việt Nam nổi tiếng là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Thác sở hữu vẻ đẹp đan xen giữa nét hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa và trữ tình sâu lắng.
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 335km, thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ độ cao hơn 60m với tầng dốc dài nhất 30m, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy như những dải lụa trắng lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. - D
Thác Tình Yêu
2. Thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á nằm trên dòng chảy của sông nào?
- A
Sông Quây Sơn
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam ở đoạn cột mốc 784. Lòng sông sau đó hạ thấp khoảng 35m tạo thành thác.
Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng một dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông Quây Sơn chảy qua đây tách thành nhiều dải, tạo thành mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá. - B
Sông Bắc Vọng
- C
Sông Bằng Giang
- D
Sông Gâm
3. Cao Bằng là thủ phủ của loại hạt nào?
- A
Hạt dẻ
Huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng khoảng 58 km là thủ phủ của loại hạt dẻ thơm bùi ít nơi đâu sánh được. Hàng năm, cứ vào đầu mùa thu là hạt dẻ bắt đầu chín và có thể thu hoạch được.
Cây hạt dẻ theo tiếng địa phương còn gọi là Mác Lịch. Huyện Trùng Khánh có diện tích trồng cây hạt dẻ trên 240 ha, tập trung nhiều ở thị trấn Trùng Khánh, các xã Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Ngọc Khê và Phong Châu. Năm 2014, sản phẩm hạt dẻ Cao Bằng được công bố chỉ dẫn địa lý Trùng Khánh, đem lại ý nghĩa quan trọng về thương mại, du lịch địa phương. - B
Hạt óc chó
- C
Hạt điều
- D
Hạnh nhân
4. Nơi nào ở Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1941-1945?
- A
Hang Ghị Rằng
- B
Động Dơi
- C
Hang Ngườm Bốc
- D
Hang Pác Bó
Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).
Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, tháng 1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam qua cột mốc 108 và chọn Pác Bó làm nơi ở, hoạt động cách mạng trong những năm 1941-1945.
Tại đây, Người mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản nhiều tài liệu cách mạng. Đây cũng là nơi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (10-19/5/1941); thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), ...
5. Khu di tích hang Pác Bó được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm nào?
- A
2010
- B
2011
- C
2012
Khu di tích Pác Bó được công nhận di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của Việt Nam từ năm 2012. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Bó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành...
- D
2013
Bình luận