1. Thác nước nào của Việt Nam nằm trong top 4 thác đẹp nhất Đông Nam Á??
- A
Thác Dambri
- B
Thác Voi
- C
Thác Pongour
- D
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc được coi là thác nước đẹp nhất Việt Nam. Nằm trong top 4 thác nước đẹp nhất Đông Nam Á cùng với thác: Kuang Si - Lào, Tegenungan - Bali, Indonesia, Kawasan - Philippines. Thác này lọt trong top 21 thác nước đẹp nhất thế giới do tạp trí du lịch Travel + Leisure bình chọn.
Đây là nhóm thác nước nằm trên dòng sông Quây Sơn, giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Phần thác phụ và một nửa thác chính thuộc chủ quyền Việt Nam, tổng chiều rộng thác chính và thác phụ khoảng 208m.
Gọi là thác phụ bởi lượng nước chảy ở phần thác này không lớn. Chính giữa thác còn có cột mốc biên giới Việt Trung, được gọi là cột mốc 53.
2. Thác Bản Giốc thuộc địa phận tỉnh nào?
- A
Lào Cai
- B
Lạng Sơn
- C
Cao Bằng
Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn.
Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam qua đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông lại chảy vào địa phận Trung Quốc. - D
Hà Giang
3. Tại Cao Bằng dân tộc nào chiếm phần lớn?
- A
Dân tộc Tày
Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân tộc thiểu số tại Cao Bằng chiếm 95% toàn tỉnh, trong đó dân tộc Tày chiếm phần lớn với 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%.
Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ, gồm cả các nhóm: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang... Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai và rau quả mùa nào thức đó.
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ.
Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách ở bên phải, cài 5 khuy. - B
Dân tộc Nùng
- C
Dân tộc Mông
- D
Dân tộc Dao
4. Địa danh nào ở Cao Bằng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và hoạt động cách mạng giai đoạn 1941-1945?
- A
Động Ngườm Ngao
- B
Hang Ghị Rằng
- C
Hang Ngườm Bốc
- D
Hang Pác Bó
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50 km.
Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam qua cột mốc 108 và chọn Pác Bó làm nơi ở, hoạt động cách mạng trong những năm 1941-1945.
Tại Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu.
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.
5. Con đèo đẹp nhất tại Cao Bằng?
- A
Mã Pí Lèng
- B
Đèo Pha Đin
- C
Đèo Mã Phục
Đèo Mã Phục tọa lạc ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Đèo Mã Phục còn được gọi là đèo 7 tầng, bởi khi chinh phục đoạn đèo này du khách sẽ phải trải qua 7 tầng dốc, các con dốc uốn lượn lên xuống kéo dài khoảng 4km và cao khoảng 700m so với mặt nước biển.
Đường đèo Mã Phục khá đẹp nhưng lại quanh co và gấp khúc, một bên là núi đá cheo leo, một bên vực sâu hoặc khe núi hẹp, vì vậy mà khi đi muốn chinh phục cung đường người đi xe phải cứng tay lái.
Chạy trên cung đường đèo du khách sẽ được tận hưởng được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đồi núi nhấp nhô, phong cảnh nguyên sơ của núi rừng Đông Bắc và cũng không kém phần nên thơ bởi quang cảnh đồng xanh cỏ nội của những bản làng dưới thung lũng. Đặc biệt hơn đèo Mã Phục còn được xếp vào di sản địa chất của công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng do UNESCO công nhận. - D
Đèo An Khê
6. Đâu là một trong những đặc sản tại Cao Bằng?
- A
Thắng cố
- B
Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị từ lâu trở thành đặc sản của vùng đất Cao Bằng khiến bất cứ du khách nào cũng muốn được thưởng thức khi có dịp ghé đến nơi đây.
Để có món vịt quay 7 vị Cao Bằng ngon, vịt được chọn phải là vịt cỏ có cân nặng từ 2,7kg - 3kg. Vịt sau khi được làm sạch sẽ được cho 7 gia vị gồm: gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đinh hương, quả mắc mật khô băm nhỏ, trộn đều rồi rót từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt.
Sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân vịt, cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm,vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng. Khi vịt chín sẽ có lớp da vàng bóng, mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị kích thích vị giác của tất cả thực khách. - C
Khâu nhục
- D
Gỏi cá
Bình luận