Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào?

Hỏi - ĐápThứ Ba, 03/10/2023 10:52:28 +07:00
(VTC News) -

Đây là tỉnh miền núi phía Bắc nổi tiếng với những ngọn núi, đường đèo hùng vĩ, là "thiên đường" của giới phượt.

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 1

1. Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào?

  • A

    Điện Biên

  • B

    Hà Giang

    Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc khu vực xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang - vĩ độ 23 độ 23 phút Bắc. Lũng Cú là một trong những xã thuộc huyện Đồng Văn, độ cao lên đến 1.470 m so với mực nước biển.
    Cột cờ Lũng Cú - nơi địa đầu Tổ quốc từ lâu trở thành cột mốc thiêng liêng, là điểm đến của du khách khi tới Hà Giang. Nằm trong khu vực vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam.

  • C

    Cà Mau

  • D

    Khánh Hòa

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 2

2. Dòng sông lớn nhất chảy qua tỉnh Hà Giang?

  • A

    Sông Lô

    Là dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Điểm cuối của sông là ngã ba Hạc ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ), nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng. Con sông này là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh Hà Giang. Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam dài 274 km, diện tích lưu vực là 22.600 km2.
    Sông Lô lớn nhất tại Hà Giang, cũng là con sông lớn thứ 3 miền Bắc. Không chỉ vậy, sông Lô là con sông được đưa vào rất nhiều trong thơ ca, trở thành những “nguồn cảm hứng” bất tận cho những người nghệ sĩ.

  • B

    Sông Hồng

  • C

    Sông Đà

  • D

    Sông Mê Kông

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 3

3. Cao nguyên nào nổi tiếng tại Hà Giang?

  • A

    Cao nguyên Sín Chải

  • B

    Cao nguyên Di Linh

  • C

    Cao nguyên Lâm Viên

  • D

    Cao nguyên Đồng Văn

    Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang.
    Ngày 3/10/2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Vào thời điểm đó, đây là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
    Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở vùng núi cực Bắc của Việt Nam, diện tích là 2356,8 km² và độ cao trung bình là khoảng 1.400 – 1.600 m. Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt rất nhiều.
    Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam, trong đó ngoài người H'Mông, Dao, Tày, Nùng còn có các dân tộc như La Chí, Pu Péo, Pà Thẻn, Lô Lô duy nhất sinh sống tại đây. 

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 4

 4. Tên loài hoa nổi tiếng của Hà Giang?

  • A

    Hoa ban

  • B

    Đỗ quyên

  • C

    Tam giác mạch

    Tam giác mạch là loài hoa của vùng núi phía Bắc, nhưng chỉ ở Hà Giang mới được trồng nhiều và đẹp nhất. Những cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa hạt mạch quý… Trong một tháng, hoa nở màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím, rồi cuối cùng là đỏ sậm.
    Không chỉ giúp phát triển du lịch, tam giác mạch còn cung cấp nguồn nguyên liệu để tạo ra lương thực, thực phẩm đặc sản. Hạt của loài cây này được người dân chế biến khéo léo thành loại bánh và thứ rượu đượm hương vị.
    Ngoài mùa hoa tam giác mạch vào tháng 10-11, mùa lúa chín ở huyện Hoàng Su Phì dịp tháng 9 cũng là điểm hút khách du lịch. Năm 2011, hơn 3.000 ha diện tích ruộng bậc thang tại 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ (bản người Dao áo dài và người Nùng); xã Bản Phùng (bản người La Chí); xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty và Thông Nguyên (bản người Dao đỏ) đã được công nhận là di tích quốc gia.

  • D

    Hoc cúc

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 5

5. Cung đèo nổi tiếng ở Hà Giang được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam?

  • A

    Mã Pí Lèng

    Đèo Mã Pí Lèng hay còn gọi là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng (nghĩa là “sống mũi con ngựa”) được mệnh danh là vua của các con đèo ở vùng núi Tây Bắc, là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km, thuộc xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc và xã Tả Lủng huyện Đồng Văn.
    Đỉnh Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh phúc nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
    Từ trên đỉnh Mã Pí Lèng, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Cao nguyên đá Đồng Văn, khung cảnh núi non hùng vĩ với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu sông Nho Quế nước xanh màu ngọc bích.
    Du khách có thể đến với Mã Pí Lèng từ tháng 1- 3, vì đây là thời điểm của các những mùa hoa như hoa mận, đào, cải, tháng 4 lại thu hút với phiên chợ tình Khâu Vai, tháng 9 hấp dẫn với mùa lúa chín trên Hoàng Su Phì hay tháng 11 và tháng 12 là mùa của hoa tam giác mạch.

  • B

    Khau Phạ

  • C

    Pha Đin

  • D

    Ô Quy Hồ

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 6

6. Một trong những món ăn quen thuộc của người Hà Giang?

  • A

    Gà nướng mắc khén

  • B

    Pa pỉnh tộp

  • C

    Rau Hoa Ban

  • D

    Mèn mén

    Mèn Mén hay còn được gọi là cơm ngô, là món đặc sản của người H-Mông. Mèn mén được làm từ ngô sau khi thu hoạch sẽ được phơi thật khô, sau đó tách từng hạt ngô và loại bỏ những hạt bị hỏng. Mèn mén ở Hà Giang được làm hoàn toàn thủ công từ công đoạn giã hạt bằng cối đá, lọc bột ngô rồi đồ lên để bột bắp chín tới, thơm ngon. Để ra được thành phẩm lên men thơm bùi, người Mông phải đồ tới hai lần. 
    Đồ mèn mén cũng là nghệ thuật, phải làm sao cho bột ngô không quá khô, cũng không bị nát, đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm căn chỉnh lượng nước cũng như trộn thật đều tay để mèn mén ra đến độ sánh nhất định. 
    Hương vị mèn mén thanh-ngọt-bùi, là món ăn truyền thống của người Mông, giờ đây đã được bày bán rộng rãi ở các chợ phiên, đưa hương vị truyền thống rộng rãi đến đồng bào miền xuôi.

Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? - 7
Khánh Sơn
Bình luận
vtcnews.vn