(VTC News) – Những ngày áp Tết, giữa lòng Thủ đô, có một nơi mà cái Tết trở nên xa vời, mọi thứ vẫn còn ảm đạm dù hoa đã "bung" trên mọi nẻo đường.
Chúng tôi tìm về làng chài ở bãi giữa sông Hồng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) trong những ngày giáp Tết. Trái ngược với sự sôi động, hối hả nơi phố xá, xóm chài nơi đây lặng lẽ đến lạ thường. Làn gió rét quyện với mùi hôi ám của rác bao quanh khiến không khí nơi đây, trong những ngày cận Tết vẫn mang mùi vị của sự nhem nhuốc, nghèo đói.
Dọc bãi giữa sông Hồng, khoảng 20 con thuyền cũ kỹ trôi nổi trên sông bình lặng. Ai biết việc nhà nấy, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng người. Dân làng chài nơi đây gồm nhiều vùng quê khác nhau tìm về đây trú ngụ. Mỗi gia đình có từ 3 đến 5 nhân khẩu.
Không chỉ sống bằng nghề đánh bắt, người dân chài còn lao động bằng nhiều nghề khác nhau, từ phụ hồ, đưa than, trồng rau, đánh bắt cá, nhặt rác, thậm chí là đi ăn xin... Quanh năm lênh đênh theo con nước của sông Hồng.
Trong cái giá lạnh những ngày cuối năm, chị Trần Thị Liệu (quê ở Hưng Yên) đang tưới nước tại ruộng rau cho biết: "Năm nay rét nên rau cũng được giá. Mai mốt thu hoạch, mang đi bán rồi mới tính đến chuyện sắm Tết. Tết năm nay, cả 5 miệng ăn nhà tôi chỉ trông chờ vào mấy luống rau này thôi chú ạ”.
Chị Liệu dẫn chúng tôi về thăm nhà, chỉ là một chiếc thuyền cỡ trung rất cũ kỹ với những miếng gỗ và phần mái đã có dấu hiệu bị mục nát. Bên trong ngôi nhà chỉ có một phòng, được ngăn bởi những tấm bạt đã rách.
Ngày 27 Tết, trên bàn thờ nhà chị Liệu mới chỉ vẻn vẹn có một hộp bánh, theo lời chị thì đó là quà của một nhóm người tình nguyện đến tặng hôm trước. "Đội tình nguyện cho kèm theo một vài cân gạo. Bánh để thắp hương, còn gạo thì tôi vẫn đang để dành ăn mấy ngày Tết chú ạ” – chị Liệu chia sẻ.
Gia đình có năm miệng ăn, chồng chị đi đưa than tổ ong suốt từ mờ sáng cho đến nhá nhem tối mới về, 3 đứa con còn nhỏ nên chỉ có chị và anh là lao động chính. Chúng tôi thắc mắc, vì sao quê chị cũng gần Hà Nội mà lại không về ăn Tết, chị chia sẻ, về quê cũng khá tốn tiền, năm nào cũng ở lại ăn Tết để tranh thủ làm, kiếm thêm chút đỉnh.
"Ngày Tết, chồng tôi đưa được nhiều than hơn, tôi bán được rau hơn chú ạ. Tết nhất cũng chỉ có vài ba ngày, lo lắm làm gì, cứ biết hôm nay đủ ăn là được rồi.” – Chị Liệu chia sẻ.
Rời nhà chị Liệu, chúng tôi gặp ông Vịnh, một người sống bằng nghề đánh bắt cá khá lâu ở khu vực này. Ông Vịnh cho biết, ông vừa đi đánh cá về nhưng cũng không được bao nhiêu: "Dạo này trời lạnh, tôm cá cũng chạy đi đâu hết, khó lắm mới bắt được vài con. Tôi đang định di chuyển sang chỗ khác xem có bắt được nhiều hơn không”, ông Vịnh nói.
Khi được hỏi về việc chuẩn bị đón Tết của gia đình, ông Vịnh suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại: "Hôm nay hai mấy rồi nhỉ?" rồi bất ngờ khi biết hôm nay đã là 27 Tết, ông nói: "Nào có ai quan tâm đến ngày tháng, Tết nhất gì đâu, phải lo cho ấm cái bụng hôm nay đã, Tết cũng thế thôi”.
Đang sửa sang lại con thuyền của gia đình, anh Lê Đắc Thu đã phải làm tạm chiếc lán nhỏ ở ven sông để tiện sinh sống. Chia sẻ với chúng tôi khi anh đang "cải thiện" cho gia đình một con cá vừa đánh bắt được: "Với chúng tôi, Tết vui nhất là đánh bắt được nhiều cá. Có đánh bắt được nhiều mới có thể bán được để lấy tiền sắm Tết. Làm quanh năm có tiền cho các cháu ăn học, đến Tết có được con gà, cân thịt là vui lắm rồi".
Trên bãi đất được coi là trung tâm của làng chài, một tốp trẻ con vẫn đang cùng nhau chơi đùa, chúng được mặc những bộ quần áo tuy cũ nhưng khá ấm áp, hỏi ra mới biết, đó là quà của một nhóm tình nguyện mới đến trao tặng.
Hỏi chuyện một cháu nhỏ, nó nhanh nhảu đáp: "Hôm nọ, có mấy cô chú ra cho cháu mấy bộ quần áo, một ít gạo và một chiếc bánh chưng. Như thế là nhà cháu có Tết rồi. Bố mẹ cháu đi làm từ sáng sớm, mãi đến tối mịt mới về nên nhà cháu vẫn chưa có gì cả. Nhà cháu chưa bao giờ có cành đào. Bố cháu hứa nếu có tiền sẽ mua đào về để chơi Tết…”
Càng về chiều, trời càng lạnh. Qua ngày 27 âm lịch là chỉ còn một ngày nữa sẽ đến Tết. Khắp nơi, người dân đi mua sắm, trang hoàng và chuẩn bị du xuân. Nhưng tại làng chài ven sông Hồng, ngay giữa lòng Thủ đô thì cuộc sống vẫn không có gì thay đổi, bởi với họ, lo cho cái ăn của ngày hôm nay đã, Tết tính sau!
Nguyễn Dũng – Anh Tuân
Chúng tôi tìm về làng chài ở bãi giữa sông Hồng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) trong những ngày giáp Tết. Trái ngược với sự sôi động, hối hả nơi phố xá, xóm chài nơi đây lặng lẽ đến lạ thường. Làn gió rét quyện với mùi hôi ám của rác bao quanh khiến không khí nơi đây, trong những ngày cận Tết vẫn mang mùi vị của sự nhem nhuốc, nghèo đói.
Giữa trời giá lạnh ngày 27 Tết, nhiều người dân làng chài vẫn đang mưu sinh ven sông Hồng. |
Dọc bãi giữa sông Hồng, khoảng 20 con thuyền cũ kỹ trôi nổi trên sông bình lặng. Ai biết việc nhà nấy, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng người. Dân làng chài nơi đây gồm nhiều vùng quê khác nhau tìm về đây trú ngụ. Mỗi gia đình có từ 3 đến 5 nhân khẩu.
Không chỉ sống bằng nghề đánh bắt, người dân chài còn lao động bằng nhiều nghề khác nhau, từ phụ hồ, đưa than, trồng rau, đánh bắt cá, nhặt rác, thậm chí là đi ăn xin... Quanh năm lênh đênh theo con nước của sông Hồng.
Trong cái giá lạnh những ngày cuối năm, chị Trần Thị Liệu (quê ở Hưng Yên) đang tưới nước tại ruộng rau cho biết: "Năm nay rét nên rau cũng được giá. Mai mốt thu hoạch, mang đi bán rồi mới tính đến chuyện sắm Tết. Tết năm nay, cả 5 miệng ăn nhà tôi chỉ trông chờ vào mấy luống rau này thôi chú ạ”.
Những chiếc thuyền nhỏ tạm bợ là những ngôi nhà đón Tết trong năm mới |
Chị Liệu dẫn chúng tôi về thăm nhà, chỉ là một chiếc thuyền cỡ trung rất cũ kỹ với những miếng gỗ và phần mái đã có dấu hiệu bị mục nát. Bên trong ngôi nhà chỉ có một phòng, được ngăn bởi những tấm bạt đã rách.
Ngày 27 Tết, trên bàn thờ nhà chị Liệu mới chỉ vẻn vẹn có một hộp bánh, theo lời chị thì đó là quà của một nhóm người tình nguyện đến tặng hôm trước. "Đội tình nguyện cho kèm theo một vài cân gạo. Bánh để thắp hương, còn gạo thì tôi vẫn đang để dành ăn mấy ngày Tết chú ạ” – chị Liệu chia sẻ.
Gia đình có năm miệng ăn, chồng chị đi đưa than tổ ong suốt từ mờ sáng cho đến nhá nhem tối mới về, 3 đứa con còn nhỏ nên chỉ có chị và anh là lao động chính. Chúng tôi thắc mắc, vì sao quê chị cũng gần Hà Nội mà lại không về ăn Tết, chị chia sẻ, về quê cũng khá tốn tiền, năm nào cũng ở lại ăn Tết để tranh thủ làm, kiếm thêm chút đỉnh.
Một vài chiếc lán được dựng tạm ven bờ sông những ngày giáp Tết. |
"Ngày Tết, chồng tôi đưa được nhiều than hơn, tôi bán được rau hơn chú ạ. Tết nhất cũng chỉ có vài ba ngày, lo lắm làm gì, cứ biết hôm nay đủ ăn là được rồi.” – Chị Liệu chia sẻ.
Rời nhà chị Liệu, chúng tôi gặp ông Vịnh, một người sống bằng nghề đánh bắt cá khá lâu ở khu vực này. Ông Vịnh cho biết, ông vừa đi đánh cá về nhưng cũng không được bao nhiêu: "Dạo này trời lạnh, tôm cá cũng chạy đi đâu hết, khó lắm mới bắt được vài con. Tôi đang định di chuyển sang chỗ khác xem có bắt được nhiều hơn không”, ông Vịnh nói.
Khi được hỏi về việc chuẩn bị đón Tết của gia đình, ông Vịnh suy nghĩ một lúc rồi hỏi lại: "Hôm nay hai mấy rồi nhỉ?" rồi bất ngờ khi biết hôm nay đã là 27 Tết, ông nói: "Nào có ai quan tâm đến ngày tháng, Tết nhất gì đâu, phải lo cho ấm cái bụng hôm nay đã, Tết cũng thế thôi”.
Đang sửa sang lại con thuyền của gia đình, anh Lê Đắc Thu đã phải làm tạm chiếc lán nhỏ ở ven sông để tiện sinh sống. Chia sẻ với chúng tôi khi anh đang "cải thiện" cho gia đình một con cá vừa đánh bắt được: "Với chúng tôi, Tết vui nhất là đánh bắt được nhiều cá. Có đánh bắt được nhiều mới có thể bán được để lấy tiền sắm Tết. Làm quanh năm có tiền cho các cháu ăn học, đến Tết có được con gà, cân thịt là vui lắm rồi".
Người dân làng chài chuẩn bị bữa cơm những ngày giáp Tết bằng chính sản phẩm mình đánh bắt được. |
Trên bãi đất được coi là trung tâm của làng chài, một tốp trẻ con vẫn đang cùng nhau chơi đùa, chúng được mặc những bộ quần áo tuy cũ nhưng khá ấm áp, hỏi ra mới biết, đó là quà của một nhóm tình nguyện mới đến trao tặng.
Hỏi chuyện một cháu nhỏ, nó nhanh nhảu đáp: "Hôm nọ, có mấy cô chú ra cho cháu mấy bộ quần áo, một ít gạo và một chiếc bánh chưng. Như thế là nhà cháu có Tết rồi. Bố mẹ cháu đi làm từ sáng sớm, mãi đến tối mịt mới về nên nhà cháu vẫn chưa có gì cả. Nhà cháu chưa bao giờ có cành đào. Bố cháu hứa nếu có tiền sẽ mua đào về để chơi Tết…”
Càng về chiều, trời càng lạnh. Qua ngày 27 âm lịch là chỉ còn một ngày nữa sẽ đến Tết. Khắp nơi, người dân đi mua sắm, trang hoàng và chuẩn bị du xuân. Nhưng tại làng chài ven sông Hồng, ngay giữa lòng Thủ đô thì cuộc sống vẫn không có gì thay đổi, bởi với họ, lo cho cái ăn của ngày hôm nay đã, Tết tính sau!
Nguyễn Dũng – Anh Tuân
Bình luận