• Zalo

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen

Dinh dưỡngThứ Tư, 01/03/2023 14:55:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Cây cỏ mực là loại thảo dược quý, còn đậu đen là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng kết hợp hai loại này với nhau liệu có an toàn không? Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen khi kết hợp với nhau sẽ ra sao?

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen

Cây cỏ mực là loài cây mọc hoang nhiều tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Từ nhiều đời nay, người dân biết dùng cây cỏ mực để chữa trị một số bệnh lý nhẹ cũng như cầm máu, ngăn chảy máu trong trường hợp bị thương.

Đến với nền khoa học hiện đại, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng của cây cỏ mực đến sức khỏe con người rất nhiều. Theo phân tích, trong cây cỏ mực có nhiều loại tinh dầu quý cùng với hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ cùng nhiều loại vitamin cần thiết, đặc biệt phải kể đến tanin – hoạt chất cầm máu nhanh hiệu quả.

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen - 1

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Còn trong đậu đen chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa cùng với hàm lượng vitamin lớn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nhiều bệnh lý. Công dụng của đậu đen gồm:

  • Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, vững chắc, phòng ngừa loãng xương.
  • Hỗ trợ làm giảm huyết áp, thích hợp cho những người bị huyết áp cao.
  • Rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm về tim mạch.
  • Phòng chống sự xuất hiện và phát triển của tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ kích thích hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng, là thực phẩm thường xuyên có mặt trong chế độ giảm cân.
  • Dưỡng da mịn đẹp, ngăn ngừa, điều trị mụn từ bên trong.
  • Dưỡng tóc đen mượt tự nhiên.

Tác dụng cây cỏ mực và đậu đen khi kết hợp với nhau

Theo các chuyên gia, 2 loại thảo dược này đều bổ thận và không hề kỵ nhau nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính chung của thuốc Nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, đậu đen và cỏ mực còn phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị các bệnh như:

Trị tóc bạc sớm: Đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, thiên môn, thục địa đều 20g, hà thủ ô, đương qui, táo nhân sao đen, tang diệp đều 16g, đỗ trọng, cam thảo đều 10g, táo tàu 6 quả. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ thận, đen râu tóc, nhuận da nên những người da khô, tóc bạc sớm nên dùng.

Trị đại tiện ra máu: Đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, trắc bá diệp, thục địa đều 16g, chi tử 10g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Người đại tiện ra máu dùng tốt.

Trên đây là tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen. Nếu bạn có ý định sử dụng hai loại thảo dược này thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

Thanh Thanh(tổng hợp)
133
Bổ ích
20
Xúc động
15
Sáng tạo
50
Độc đáo
4
Phẫn nộ
222 đã tặng
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Ăn món hấp hay luộc tốt hơn?

Ăn món hấp hay luộc tốt hơn?

Dinh dưỡng06:57 30/03/2025

Hấp và luộc đều là những phương pháp chế biến thực phẩm lành mạnh, nhưng cách nào tốt hơn?

Có nên ăn phở, uống trà đá cùng lúc?

Có nên ăn phở, uống trà đá cùng lúc?

Dinh dưỡng00:00 19/03/2025

Nhiều ý kiến cho rằng việc uống trà đá khi ăn phở có thể khiến mỡ vón cục, gây hại cho sức khỏe, vậy quan điểm này có cơ sở khoa học?

Xem nhiều
Tin mới
Ăn món hấp hay luộc tốt hơn?

Ăn món hấp hay luộc tốt hơn?

Dinh dưỡng06:57 30/03/2025

Hấp và luộc đều là những phương pháp chế biến thực phẩm lành mạnh, nhưng cách nào tốt hơn?

Giải mã từ điển gen Z: 'Rút ống thở' là gì?

Giải mã từ điển gen Z: 'Rút ống thở' là gì?

Giới trẻ06:30 30/03/2025

Cụm từ "rút ống thở" được gen Z sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội trong các hoàn cảnh khác nhau khiến nhiều người thắc mắc liệu giới trẻ gán cho nó ý nghĩa gì.