Sữa Việt dẫn đầu tăng trưởng trong ngành thực phẩm
  • Zalo

Sữa Việt dẫn đầu tăng trưởng trong ngành thực phẩm

Gia đìnhThứ Năm, 11/09/2014 09:00:00 +07:00Google News

Đây là kết quả nghiên cứu của công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, được công bố tại hội thảo "Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng" ngày 9/9.

Đây là kết quả nghiên cứu của công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, được công bố tại hội thảo "Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng" ngày 9/9.

Buổi hội thảo do Hiệp hội Sữa Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực Thực phẩm tổ chức tại Hà Nội.

Theo kết quả công bố, sữa nước chủ yếu do Việt Nam sản xuất đang dẫn đầu ngành với mức tăng trưởng 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn; sữa chua men sống tăng 15%... Riêng sữa bột, theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng chế biến đã tăng 5,52 % trong 5 tháng đầu năm 2014.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho biết, tăng trưởng sản lượng sữa giai đoạn 2001-2014 ở mức cao, trung bình 26,6% một năm.
Quang cảnh tổ chức Hội thảo "Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng". 

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tại châu Á có xuất khẩu sữa, giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt hơn 230 triệu USD, trong đó chủ yếu đến từ Công ty Vinamilk (210 triệu USD). Để có được thành tựu đó, các doanh nghiệp sữa nội địa không ngừng nâng cao công nghệ chế biến hiện đại, quy mô đàn bò sữa nguyên liệu và đẩy mạnh thương hiệu ra thế giới.

Tổng đàn bò sữa của Việt Nam năm 2014 đã tăng 14% so với năm 2013 và tăng 67% so với năm 2010, đạt 200.400 con. Các trang trại bò được đầu tư mạnh tay và quản lý theo tiểu chuẩn Viet Dairy GAP, Global Gap, ISO... của thế giới. Ngành chế biến sữa trong nước cũng xây dựng thêm nhiều nhà máy hiện đại, tiêu biểu là 2 nhà máy của Vinamilk tại Bình Dương: nhà máy sữa nước công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới (diện tích 20 ha; vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng; công suất 800 triệu lít sữa một năm) và nhà máy sữa bột trẻ em lớn nhất khu vực châu Á (vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng; công suất 54.000 tấn sữa bột một năm).
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Giám Đốc Điều Hành Công ty Vinamilk phát biểu về vấn đề chiến lược đa dạng hóa sản phẩm sữa đáp ứng nhu cầu và sự lựa chọn của người tiêu dùng. 

Ngoài Vinamilk, các công ty khác như FrieslandCampina Việt Nam cũng tập trung đầu tư vào phát triển vùng chăn nuôi; Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP hỗ trợ vốn cho bà con nông dân để mở rộng trang trại bò; công ty Sữa Mộc Châu lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất; Forlac Việt Nam nghiên cứu chế biến thành công sữa không đường lactose…

Không chỉ phát triển về quy mô, Tiến sĩ Vũ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết sữa nội ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Mặt hàng sữa nước, sữa bột, sữa đặc, sữa chua uống, yaourt… đã có dòng chuyên biệt cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bệnh…
TS Vũ Ngọc Quỳnh – Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam chia sẻ thông tin về việc đầu tư và phát triển của ngành sữa Việt Nam. 

Các tham luận về quy chuẩn sữa được trình bày tại hội thảo cũng cho thấy việc đa dạng hóa sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, những sản phẩm sữa tiệt trùng (hay sữa hoàn nguyên tiệt trùng) được bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng người dùng, cũng rất tốt để người tiêu dùng lựa chọn chứ không nhất thiết chỉ có sữa tươi mới tốt như một số thông tin trước đây.

Tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa quy đổi của Việt Nam năm 2013 là khoảng 18 lít một người, trong đó 5,1 lít một người là tự sản xuất, chỉ chiếm 28%. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vang đưa ra dự báo đến năm 2045, Việt Nam sẽ tiêu thụ 50 kg sữa quy đổi một người một năm - bằng 60% của Nhật Bản, trong đó sản xuất đặt mục tiêu 60% và nhập khẩu 40%.


Theo vnexpress.net

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Tin mới