Chúng ta thường nói về chế độ ăn kiêng, béo phì, tập thể dục để giảm lượng mỡ trong cơ thể, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi mỡ sau khi giảm cân biến đi đâu?
Nhà vật lý học người Australia Ruben Meerman, đồng thời là người dẫn chương trình khoa học trên truyền hình, đã tiến hành điều tra, đặt câu hỏi cho 150 bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia huấn luyện thể dục thẩm mỹ. Nội dung là lượng mỡ tiêu hao sau khi giảm cân trôi về đâu?
Câu trả lời thu được đều là mỡ chuyển hóa thành năng lượng và nhiệt, một phần chuyển thành cơ bắp. Tuy nhiên, tất cả họ đều sai.
Mọi tế bào mỡ được tạo thành từ chất béo trung tính. Phân tử chất béo trung tính hay triglyceride cấu tạo từ carbon, hydro, và oxy. Khi giảm cân, mỡ tiêu hao, một loạt chất thải được sinh ra.
Theo tính toán của giáo sư hóa sinh Andrew Brown, trường đại học New South Wales và nhà vật lý Ruben Meerman, 84% mỡ tiêu hao dưới dạng khí CO2 thoát ra trong quá trình hô hấp và 16% còn lại biến thành nước, bài tiết trong nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt và chất lỏng khác.
Việc chuyển hóa khối chất béo trung tính bao gồm một loạt bước hóa sinh khác nhau.
Andrew Brown chia sẻ: “Kết quả tính toán của chúng tôi chứng tỏ phổi là cơ quan bài tiết chính trong quá trình giảm béo. Giảm cân chính là việc giải phóng CO2 trong các tế bào mỡ. Vì vậy, người ta có câu ăn ít và tăng vận động”.
Tuy nhiên, không phải vì lượng mỡ béo tiêu tan vào không khí mà suy nghĩ rằng đơn giản rằng chỉ cần thở để giảm cân. Cũng không phải chỉ là tập thể dục liên tục, thở sâu và tiêu hao nhiều mỡ.
Các nhà khoa học khuyên rằng, cần có một chiến lược giảm cân cụ thể, ăn uống điều độ, hạn chê những đồ ăn nhiều chất béo.
Hầu hết các chuyên gia thống nhất cách duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng - một lượng carbohydrates, chất béo và protein thích hợp. Không ăn quá nhiều, chỉ từ 1.500 đến 2.000 calo một ngày và tập thể dục thường xuyên.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Huffington Post-một trong những hãng tin uy tín của Mỹ thành lập từ năm 2005.
Theo Infonet
Câu trả lời thu được đều là mỡ chuyển hóa thành năng lượng và nhiệt, một phần chuyển thành cơ bắp. Tuy nhiên, tất cả họ đều sai.
Theo tính toán của giáo sư hóa sinh Andrew Brown, trường đại học New South Wales và nhà vật lý Ruben Meerman, 84% mỡ tiêu hao dưới dạng khí CO2 thoát ra trong quá trình hô hấp và 16% còn lại biến thành nước, bài tiết trong nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt và chất lỏng khác.
Việc chuyển hóa khối chất béo trung tính bao gồm một loạt bước hóa sinh khác nhau.
Andrew Brown chia sẻ: “Kết quả tính toán của chúng tôi chứng tỏ phổi là cơ quan bài tiết chính trong quá trình giảm béo. Giảm cân chính là việc giải phóng CO2 trong các tế bào mỡ. Vì vậy, người ta có câu ăn ít và tăng vận động”.
Tuy nhiên, không phải vì lượng mỡ béo tiêu tan vào không khí mà suy nghĩ rằng đơn giản rằng chỉ cần thở để giảm cân. Cũng không phải chỉ là tập thể dục liên tục, thở sâu và tiêu hao nhiều mỡ.
Các nhà khoa học khuyên rằng, cần có một chiến lược giảm cân cụ thể, ăn uống điều độ, hạn chê những đồ ăn nhiều chất béo.
Hầu hết các chuyên gia thống nhất cách duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng - một lượng carbohydrates, chất béo và protein thích hợp. Không ăn quá nhiều, chỉ từ 1.500 đến 2.000 calo một ngày và tập thể dục thường xuyên.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Huffington Post-một trong những hãng tin uy tín của Mỹ thành lập từ năm 2005.
Theo Infonet
Bình luận