• Zalo

Rau húng chanh có tác dụng gì?

Tư vấnThứ Ba, 31/10/2023 10:30:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Húng chanh là loại rau gia vị quen thuộc của người Việt Nam, vậy rau húng chanh có tác dụng gì?

Húng chanh là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là loại rau gia vị mà rau húng chanh còn là vị thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng của rau húng chanh.

Đặc điểm của cây húng chanh

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây húng chanh (Coleus crassifolius Benth) là dạng cỏ cao khoảng 25 - 75cm, lá hình bầu dục có lông và mọc đối nhau, hoa màu tím mọc sát nhau. Do chứa chất carvacrol nên húng chanh có tinh dầu thơm dịu nhẹ. Ở nước ta, húng chanh vừa được khai thác dưới dạng thảo dược vừa được dùng như loài rau gia vị trong các bữa ăn thường ngày.

Cây húng chanh nguồn gốc ở đảo Maluku, Indonesia, được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị trước thơm sau hắc, mát, dùng làm gia vị.

Tại các nước khác Indonesia, Malaysia, Trung Quốc... thường chỉ dùng húng chanh tươi, hái lá hay cành non, rửa sạch dùng.

Trong húng chanh có chất màu đỏ gọi là colein và ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola.

Tác dụng của cây húng chanh

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi cho hay, ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Húng chanh còn dùng ngoài để giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều 10-16g một ngày.

Húng chanh rất tốt cho sức khoẻ.

Húng chanh rất tốt cho sức khoẻ.

Dưới đây là những tác dụng của cây húng chanh:

Giảm viêm họng

Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.

Lá húng chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá húng chanh có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3–5 ngày.

Giảm sốt

Húng chanh giúp hạ sốt. Ngoài ra, còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.

Giã nát một ít lá húng chanh cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá húng chanh để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp cơ thể.

Giảm viêm khớp

Hàm lượng acid béo omega-6 trong lá cây húng chanh có thể hỗ trợ giúp giảm chứng viêm khớp.

Cải thiện thị lực

Loại cây này chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Cải thiện chức năng thận

Cây húng chanh giúp lợi tiểu. Từ đó, nó giúp cơ thể đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu.

Tăng lượng sữa mẹ

Ở Ấn Độ và một số vùng của Indonesia, người dân vẫn sắc loại cây này cho các bà mẹ mới sinh uống để tăng lưu lượng sữa mẹ.

Giảm căng thẳng và lo âu

Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong cây húng chanh có tác dụng an thần nhẹ. Hãm lá húng chanh như trà để uống để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, giúp thư giãn, ngủ ngon.

Trên đây là những tác dụng của cây húng chanh đối với sức khoẻ. Báo Lao động dẫn lời Lương y, Nghệ nhân dân gian Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa cho biết, mỗi gia đình nên trồng một cây húng chanh trong nhà và dùng tươi. Mỗi ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, uống nước, sẽ trị các bệnh phổ biến như: cảm cúm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, viêm họng, khản tiếng.

Ngoài ra lá húng chanh còn dùng giã đắp trị vết thương, bọ cạp cắn rất hiệu quả.

Thanh Thanh(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn