Công nghệ này được coi là giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới nhằm quản lý minh bạch rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay do PGS.TS Mai Quang Vinh làm chủ nhiệm.
Theo PGS.TS Vinh, việc áp dụng đồng bộ phương pháp quản lý thông minh giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, tạo lòng tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm rau, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh và thiên tai gây ra.
PGS.TS. Vinh cho biết, dựa trên kết quả đầu ra của hệ thống thiết bị này, dự án đã thực hiện được rất nhiều hợp phần chính như:
Xây dựng phần mềm quản lý kết nối thành cổng thông tin phục vụ quản lý trực tuyến, giám sát sản xuất rau tại một cánh đồng sản xuất theo chuỗi tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP; thông tin thời tiết theo thời gian thực tích hợp với phần mềm hỗ trợ người sản xuất; thông tin cảnh báo thời tiết, sâu bệnh, thiên tai, minh bạch hóa quy trình canh tác rau an toàn cung cấp cho nông dân, doanh nghiệp, chủ trang trại và cộng đồng dân cư; xây dựng nền tảng phần mềm và quy trình tự động cảnh báo sâu bệnh trên cây rau quả.
Xây dựng phác đồ phục vụ sản xuất, giám sát canh tác, tuân thủ quy trình Basis VietGAP phục vụ canh tác rau, hướng dẫn nông dân canh tác khoa học, phù hợp với thời tiết đã qua, hiện tại và thời gian 24 giờ, 6 ngày, 14 ngày; xây dựng phần mềm - App ứng dụng Nhật ký điện tử theo dõi, ghi chép các công đoạn sản xuất rau an toàn trên thiết bị di động (giúp cho công nhân, kỹ thuật viên đồng ruộng) nhằm công khai, minh bạch các khâu sản xuất rau trên website trực tuyến, qua đó, sử dụng thiết bị in mã vạch kết nối với phần mềm truy xuất nguồn gốc, theo dõi, giám sát tuân thủ quy trình VietGAP; tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất rau an toàn VietGAP phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở địa phương.
Cho đến nay, dự án đã ứng dụng đồng bộ 6 loại công nghệ thiết bị hiện đại dưới đây:
(1) Trạm thời tiết thông minh iMetos 3.3 AG, trạm này có chức năng giám sát thời gian thực (real time) 8 thông số thời tiết, môi trường...
(2) Trạm cảnh báo côn trùng điện tử iTrap có nhiệm vụ cảnh báo các loại côn trùng như: ruồi đục trái, rầy, loại sâu hại đẻ từ bướm - ngài đêm.
(3) Thiết bị camera đồng ruộng (e-Crop View) giám sát hình ảnh trực tuyến đồng ruộng, cung cấp hiện trạng tuân thủ quy trình, phục vụ quản lý, giám sát, minh bạch chuỗi sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
(4) Thiết bị giám sát trực tuyến chất lượng đất, nước tưới theo công nghệ Thụy Sĩ và Đại học khoa học tự nhiên như NPK, nitrat, pH, dư lượng kim loại nặng As, Pb, Cd.
(5) Bản tin thời tiết nông vụ, cảnh báo thiên tai nhắn tin qua điện thoại di động SMS qua Vinaphone (nông thôn xanh), MobiPhone (Nhà nông xanh)
(6) Thiết bị in Tem kiểm định có kết nối với website, bảo đảm quản lý minh bạch số lượng tem in ra theo đúng sản lượng rau quả đã sản xuất theo quy trình giám sát, qua đó có thể truy xuất nguồn gốc tới từng công đoạn sản xuất bằng minh chứng hình ảnh, thời gian, công đoạn sản xuất.
Video: Độc đáo mô hình trồng rau từ rác ngay tại nhà
Hiện dự án đang tiến hành xây dựng quy trình e-VietGAP hỗ trợ quản lý minh bạch sản xuất rau an toàn tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Dự án cũng được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ủng hộ mở rộng ra ít nhất 5 tỉnh để có đủ căn cứ công nhận quy trình điện tử e-VietGAP thành tiến bộ khoa học công nghệ giúp ích quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, công cụ hữu hiệu minh bạch hóa sản phẩm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng sản phẩm rau quả an toàn VietGAP.
Bình luận