Chè mùa hạ, cốm mùa thu, đông về nhâm nhi vài ba chiếc bánh gối… duy chỉ phở là mùa nào cũng có. Bởi lẽ “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” - Thạch Lam.
Nút thắt nan giải để kết nối giữa hiện đại và truyền thống
Giữa sự rộn rã của xu thế phát triển thời đại mới, các thương hiệu truyền thống lâu đời dường như chia làm hai ngả: phát triển không định hướng để rồi bão hoà và thất truyền, hoặc tại vị nơi gốc gác thuở sơ khai, nhưng không thể vươn tầm và khẳng định. Đây là thực trạng dễ hiểu, nhưng thật khó chấp nhận.
Hầu hết những gia đình làm nghề truyền thống đều không có khả năng phát triển kinh doanh, bởi bản thân họ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến và tạo dựng thứ gọi là “văn hoá”. Tạo dựng đã khó, gìn giữ và phát triển còn khó hơn. Đây như nút thắt nan giải gần như không thể tháo gỡ
Phở Thìn Lò Đúc - gỡ nút “đúng người, đúng thời điểm”
Trải qua quá trình vun đắp từ năm 1979, Phở Thìn Lò Đúc trải qua vô số những thăng trầm và khó khăn. Từ xưa, đó là những lận đận của việc buôn may bán tốt kiếm đồng lời sẻ chia của gia đình đông anh em; Thời nay, đó là câu chuyện của những xô bồ và phức tạp của sự cạnh tranh trong thế kỉ 21, khi làm ra bát phở ngon, hương vị khác biệt là chưa đủ.… đó mới chỉ là những yếu tố “cần”.
Để từ một bát phở ngon trở thành một thương hiệu, một điểm nhận diện nổi bật để vươn tới giá trị xứng đáng của nó thì còn phải hội tụ được rất nhiều yếu tố khác: câu chuyện dựng xây, định hình và khẳng định giá trị truyền thống với những bước phát triển “tròn trịa” và đúng mực của một thương hiệu truyền thống.
Từ năm 2021, những người yêu phở trong cả nước được chứng kiến sự chuyển mình ấn tượng phở Thìn, với hàng loạt những thay đổi, nhiều cơ sở mới cùng với cách tạo dựng thương hiệu nhằm lan tỏa hương vị ẩm thực độc đáo ấy.
Lần lượt các cửa hàng mang thương hiệu Phở Thìn Lò Đúc được ra đời, điển hình là cơ sở kiểu mẫu của thương hiệu tại TP Hải Dương và tụ điểm giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế Trung tâm Hội nghị Quốc tế với những thay đổi thú vị trong thiết kế cửa hàng.
Các cơ sở mới này khiến thực khách bất ngờ trước diện mạo hoàn toàn mới, sang trọng và chuyên nghiệp hơn, cùng dịch vụ, cơ sở vật chất đồng bộ, được chăm chút đến từng chi tiết.
Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy rõ sự chuyển mình phát triển của thương hiệu luôn có sự thận trọng có tính “cầm chừng”. Ta không thấy sự ồ ạt, tràn lan như một số thương hiệu đã bão hoà với xu hướng thời đại, thay vào đó là sự chậm rãi, chắc chắn mang tính khẳng định trong chiến lược phát triển bền vững. Trong kinh tế, ta có điểm cân bằng "equilibrium point" là sự cân bằng của cung và cầu.
Đối với Phở Thìn Lò Đúc, có thể nói định hướng thay đổi của thương hiệu đang hướng đến "equilibrium point" giữa hai ngả của các thương hiệu truyền thống tại Việt Nam: Phát triển và vươn tầm với sự chừng mực của những định hướng.
Xưa kia, ta biết đến Phở Thìn nhờ sự khác biệt trong hương vị, thì ngày nay, thương hiệu phở tồn tại hơn 40 năm tại Thủ đô ấy được định vị nhờ những giá trị văn hoá chuyển mình đúng mực, mang tính trường tồn và bền vững.
Đây không chỉ là quán phở như bao quán khác, mà còn là kỳ vọng dân tộc về việc lưu giữ giá trị văn hóa của những người yêu phở Hà thành.
Phở Thìn qua quá trình chuyển mình và phát triển trong 2 năm qua đã thể hiện được sự móc nối điển hình của sợi dây liên kết giữa xu hướng phát triển của xã hội hiện đại và ẩm thực truyền thống. Đây là cách mà một món ăn truyền thống của Việt Nam trở nên trường tồn và bền vững; giữa một xã hội xô bồ nhiều sự lai tạp.
Bình luận