• Zalo

Những món ăn đại kỵ với người mắc bệnh gout

Tư vấnThứ Hai, 19/04/2021 06:52:42 +07:00Google News

Hạn chế các món nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu bia sẽ giúp người bị gout bớt nguy cơ trở nặng.

Bệnh gout là dạng viêm khớp gây đau đớn xảy ra khi lượng axit uric trong máu tăng cao khiến các tinh thể hình thành, tích tụ trong và xung quanh khớp.

Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy một chất hóa học gọi là purine. Purine xuất hiện tự nhiên trong cơ thể bạn nhưng cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Những món ăn đại kỵ với người mắc bệnh gout - 1

Người bệnh gout được khuyến cáo hạn chế hải sản. (Ảnh: Daily Meal)

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Chế độ này không phải là cách chữa bệnh nhưng làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gout và chậm sự tiến triển của tổn thương khớp.

Những người bị gout theo chế độ ăn kiêng vẫn cần thuốc để giảm đau và giảm nồng độ axit uric.

Mục tiêu chế độ ăn kiêng bệnh gout

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout giúp bạn:

- Đạt được cân nặng hợp lý và có thói quen ăn uống lành mạnh.

- Tránh một số, nhưng không phải tất cả, thực phẩm có nhân purin.

- Bao gồm một số thực phẩm kiểm soát nồng độ axit uric.

Nguyên tắc của chế độ ăn kiêng

- Giảm cân: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Nghiên cứu cho thấy giảm lượng calorie và giảm cân làm giảm nồng độ axit uric. Giảm cân cũng làm giảm áp lực lên các khớp.

- Carb phức: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp carb phức. Tránh thực phẩm và đồ uống có có hàm lượng fructose cao và hạn chế uống nước ép trái cây ngọt tự nhiên.

- Nước: Cấp đủ nước cho cơ thể.

- Chất béo: Cắt giảm chất béo bão hòa từ thịt đỏ, thịt gia cầm béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.

- Protein: Tập trung vào thịt nạc và thịt gia cầm, sữa ít béo và đậu lăng là nguồn cung cấp protein.

Những món ăn đại kỵ với người mắc bệnh gout - 2

Ăn nhiều thịt đỏ không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Spruce Eats)

Các món nên tránh

- Thịt nội tạng: Gan, thận có hàm lượng purin cao, góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

- Thịt đỏ: Thịt bò, cừu và lợn.

- Hải sản: Một số loại hải sản như cá cơm, động vật có vỏ, cá mòi và cá ngừ có hàm lượng purin cao hơn các loại khác. Khẩu phần cá vừa phải là một phần của chế độ ăn kiêng bệnh gout.

- Rượu bia: Đồ uống có cồn liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn tái phát.

- Thực phẩm có đường: Ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo, nước trái cây ngọt tự nhiên.

Thực đơn mẫu

Bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt, không đường với sữa tách béo hoặc ít béo, dâu tây, cà phê

Bữa trưa

- Gà nướng, bánh mì nguyên hạt

- Salad xà lách và các loại rau khác trộn với các loại hạt, sốt dầu ô liu

- Sữa hoặc nước tách béo hoặc ít béo

Bữa tối

Cá hồi nướng, đậu xanh luộc, mì ống nguyên hạt với dầu ô liu và tiêu chanh, sữa chua ít chất béo, dưa, đồ uống không chứa caffein.

Kết quả

Chế độ ăn kiêng chữa bệnh gout không có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Nhưng bạn có thể hạn chế sản xuất và tăng đào thải axit uric, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kết hợp thực đơn ăn kiêng, giảm tổng lượng calorie nạp vào và tập thể dục thường xuyên sẽ duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe tổng thể.

(Nguồn: Vietnamnet/Mayoclinic)
Bình luận
vtcnews.vn