Alibaba.com, nền tảng hàng đầu về thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) toàn cầu và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đã đồng tổ chức hội thảo trực tuyến với tiêu đề “Tương lai của Thương mại điện tử B2B” trong khuôn khổ Ngày Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa (MSME) Thế giới, cung cấp những kinh nghiệp và thấu hiểu có giá trị về các xu hướng và công cụ mới nhất dành cho các Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa (MSME) trên toàn thế giới trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Trong hội thảo trực tuyến, ITC nhấn mạnh rằng thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và ngày càng trở thành một kênh quan trọng để các doanh nghiệp thay thế các phương thức thương mại truyền thống.
Các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng được những lợi ích đáng kể từ thương mại điện tử nếu họ chuyển đổi cơ cấu tổ chức, đầu tư vào các kỹ năng kỹ thuật số và thiết lập sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ. ITC khuyên các doanh nghiệp nên ưu tiên thương mại điện tử B2B, lựa chọn kênh bán hàng phù hợp và đầu tư vào các kỹ năng số để tham gia thương mại điện tử quốc tế một cách thành công.
Trong hội thảo trực tuyến, Alibaba.com đồng tình về tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số đối với MSMEs, nêu bật lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số trong việc giảm rủi ro kinh doanh, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, cải thiện năng suất và quản lý chi phí cũng như tăng lợi nhuận của công ty.
Alibaba.com cũng chỉ ra sự phổ biến ngày càng tăng của tính năng B2B livestream (phát trực tiếp giữa doanh nghiệp), một phương tiện tiếp thị kỹ thuật số hữu hiệu cho MSMEs. Tính năng này đã và đang thu hút được sự chú ý trên nền tảng Alibaba.com với tổng hơn 13 triệu người xem vào năm 2022, tăng 198% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Chúng tôi, cùng với ITC, tự hào kỷ niệm Ngày MSME Thế giới năm 2023, tôn vinh vai trò quan trọng của MSMEs trong nền kinh tế toàn cầu. Alibaba.com cam kết hỗ trợ các Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa (MSMEs) đạt được thành công bằng cách cung cấp cho họ các công cụ và tài nguyên cần thiết để phát triển trong thời đại kỹ thuật số. Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ của Alibaba.com, MSMEs có thể phá vỡ các rào cản và xây dựng cầu nối hướng tới một tương lai thịnh vượng hơn”, ông Andrew Zheng, Giám đốc Kinh doanh Nhà cung cấp Toàn cầu tại Alibaba.com chia sẻ.
Bà Annabel Sykes, Cố vấn về Chuyển đổi kỹ thuật số cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), cho biết: “MSMEs là xương sống của hầu hết các nền kinh tế trên toàn thế giới và những nỗ lực của Alibaba.com để giúp họ kết nối và giao dịch toàn cầu là rất quan trọng. Số hóa thương mại là một công cụ thay đổi cuộc chơi và có thể giúp các MSME tiếp cận các thị trường mới và phát triển doanh nghiệp của họ. Alibaba.com là một đối tác quan trọng trong hành trình này”.
Trong năm tài chính 2023, Alibaba.com đã quy tụ hơn 40 triệu MSME trên toàn thế giới thông qua nền tảng thương mại điện tử B2B của mình. Nền tảng hỗ trợ mạng lưới người mua và người bán rộng lớn thông qua các công cụ kỹ thuật số và dịch vụ đào tạo được thiết kế dành riêng cho thương mại B2B, chẳng hạn như công cụ giao tiếp và tương tác, dịch thuật, kết nối nhà cung cấp và người mua được hỗ trợ bởi AI, phân tích nền tảng, cũng như đào tạo thương mại kỹ thuật số. Những sự hỗ trợ này đã tạo điều kiện cho một phần đáng kể các MSMEs phát triển thành các doanh nghiệp siêu nhỏ toàn cầu.
Với 785.000 Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa ở Việt Nam, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp và đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, rõ ràng thành công của các doanh nghiệp này là một phần không thể thiếu trong thành công chung của toàn nền kinh tế.
Bằng cách kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với mạng lưới người mua và người bán trên toàn thế giới, Alibaba.com đã giúp các doanh nghiệp này mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới ở nước ngoài.
Công ty Hành Sanh, một nhà sản xuất quạt điện của Việt Nam, đã tận dụng nền tảng Alibaba.com được bốn năm để mở rộng kinh doanh ra quốc tế. Trong thời gian này, Alibaba.com đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động từ thị trường địa phương sang năm thị trường nước ngoài. Ông Steven To, Phó Giám đốc Điều hành của Hành Sanh, giải thích: “Thông qua Alibaba.com, chúng tôi có thể đưa sản phẩm của mình ra thế giới và phát triển công ty của mình ra quốc tế. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào tầm quan trọng của thương mại điện tử xuyên biên giới trong tương lai của giao dịch. Là một nhà cung cấp, việc sở hữu kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử là rất quan trọng cho sự thành công của tổ chức”.
Hộ kinh doanh Phạm Bá Tiến là một MSME khác của Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc sử dụng nền tảng Alibaba.com. Doanh nghiệp này sản xuất và phân phối các sản phẩm dành cho tóc, bắt đầu kinh doanh vào năm 2015.
Với nỗ lực nhằm tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu, công ty đã tìm cách tích hợp theo chiều dọc trong ngành của mình, khởi đầu với một nhánh phân phối phục vụ cho việc bán các sản phẩm tóc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để giải quyết vấn đề này, họ đã nhờ đến Alibaba.com.
“Khi bắt đầu kinh doanh vào năm 2015, chúng tôi chỉ tập trung vào sản xuất. Nhưng theo thời gian, chúng tôi nhận ra rằng công ty cũng có thể hưởng lợi từ việc bán trực tiếp cho người mua là các doanh nghiệp, thay vì các công ty thương mại. Alibaba.com đã giúp chúng tôi có đơn hàng xuất khẩu đầu tiên vào năm 2016 và kể từ đó, doanh thu của chúng tôi đã tăng gần gấp bốn lần”, bà Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Kinh doanh tại Hộ kinh doanh Phạm Bá Tiến cho biết.
Bình luận