"Chúng tôi hy vọng vấn đề sẽ sớm được khắc phục trong tương lai gần, khôi phục lại hoạt động của kênh đào. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn Ai Cập hết sức mình", Georgy Borisenko, đại sứ Nga tại Ai Cập nói với hãng tin RIA Novosti.
Vị đại sứ cũng thông tin Cairo chưa liên hệ với Matxcơva đề nghị hỗ trợ, nhưng cho biết Nga "rất thông cảm với tình hình hiện nay ở kênh đào Suez", mô tả đây là "tuyến đường thủy quan trọng với toàn thế giới".
Trước đó, một đại sứ Nga khác khi bình luận về sự cố kẹt tàu ở kênh đào Suez đã giới thiệu về tuyến hàng hải phía bắc do Nga phát triển như một giải pháp thay thế đáng tin cậy. Đây là nỗ lực phát triển vùng Bắc Cực và tận dụng tình trạng băng tan do biến đổi khí hậu để tàu bè có thể di chuyển qua đây.
Matxcơva đã đầu tư rất lớn vào phát triển Tuyến đường Biển phương Bắc, cho phép tàu bè cắt giảm hành trình tới các cảng châu Á 15 ngày so với tuyến vận chuyển qua kênh đào Suez.
Ever Given, nặng 224.000 tấn gắn cờ Panama mắc kẹt ở kênh đào Suez hôm 23/3.
Ông Rabie cho biết sẽ có một cuộc điều tra về nguyên nhân chính xác của sự cố. Nhưng hai giả thiết lớn đang được đặt ra là ảnh hưởng của gió, bão cát hoặc lỗi con người.
Nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ, kênh đào Suez là tuyến huyết mạch nối liền hai nửa thế giới. Con kênh này giúp tàu thuyền đi lại giữa châu Âu và Nam Á mà không cần phải di chuyển qua châu Phi.
Khoảng 12% khối lượng thương mại thế giới đi qua kênh đào Suez. Nó cũng cung cấp nguồn thu nhập đáng kể cho Ấn Độ, bên cạnh du lịch và kiều hối từ những người nước ngoài.
Bình luận