(VTC News) - Thi thoảng vẫn có nhóm người Tàu lén lút tìm về Trại Lốc, với chiếc bản đồ, gia phả trong tay đi tìm kiếm quanh khu vực.
Kỳ 3: Người Tàu dựng làng sinh sống ở Quảng Ninh để truy tìm kho báu
Theo lời kể của ông Ngô Xuân Thiện, thủ từ đền Sinh thờ các vụ vua Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) mới biết, xưa kia, vùng Trại Lốc, thuộc xã An Sinh, vốn là xóm người Hoa ở, mà dân cư trong vùng thường gọi là “xóm người Tàu”.
Họ sang vùng Trại Lốc từ khi nào thì ông Thiện không rõ, nhưng theo các cụ kể lại, thì từ thời Pháp, khoảng đầu thế kỷ 20, người Tàu đã có mặt ở khu vực này.
Lúc đầu, chỉ có một nhóm người đến Trại Lốc đào bới hầm hào. Ngày đó, vùng Trại Lốc, cả vùng An Sinh đều là rừng rậm, toàn những thân cây lim to vài người ôm, hổ báo, rắn rết nhiều vô kể, nên chẳng ai vào đó sống làm gì.
Nhóm người Tàu kéo đến vùng này, rồi vào tận Trại Lốc, tít tận trong rừng dựng nhà sinh sống. Người Tàu vốn giỏi buôn bán, sang Việt Nam thường tìm đến các thành phố lớn làm ăn, thế nhưng nhóm người này lại vào trong rừng ở, kể cũng lạ.
Tuy nhiên, ngày đó đất rộng, rừng nhiều, nên việc các nhóm người lạ đến định cư, khai phá cũng không được để ý. Vùng Đông Triều có nhiều than, nên việc nhóm người này đào bới hầm hào trong rừng, cũng ít được để ý, vì người dân nghĩ họ đào hầm tìm than làm chất đốt.
Thế nhưng, theo các cụ kể lại, có một sự lạ, ấy là mặc dù sống trong rừng, thời gian đầu không thấy họ làm ăn gì ngoài việc đào bới, nhưng nhóm người Tàu này rất giàu có. Họ ăn mặc đẹp, dựng nhà to, ăn uống đồ ngon, vật lạ. Nhóm người Tàu này đưa vợ con sang sinh sống, rồi sinh cơ lập nghiệp luôn ở Trại Lốc.
Cả làng Trại Lốc biến thành một ngôi làng của người Tàu, với mấy chục hộ dân, cùng hàng trăm cư dân. Họ có cả nghĩa địa hẳn hoi, tức là đã có vài thế hệ chết già ở ngôi làng này. Làng Trại Lốc thay đổi nhanh chóng. Rừng được khai phá, những trang trại lớn mọc lên.
Người Tàu làm ăn rất giỏi, nuôi trâu bò hàng đàn đông đúc, lợn gà chạy tung tăng đầy đồi. Những vườn cây bát ngát trĩu trịt quả.
Thế nhưng, đùng một cái, cách nay chừng 30 năm, ngôi làng Trại Lốc cứ dần dần teo tóp dân cư. Họ bán trâu bò, lợn gà với giá rẻ, rồi biến mất khỏi Trại Lốc một cách bí ẩn. Những ngôi nhà khang trang bị họ đập bỏ, đốt cháy. Mồ mả họ cũng đào bới mang đi đâu không rõ.
Làng Trại Lốc đột nhiên thành ngôi làng hoang, không có bóng người. Thấy ruộng vườn bỏ hoang, cư dân vùng ngoài tiến vào sinh sống.
Theo lời ông Thiện, khi dân cư ở vùng trũng vào Trại Lốc ở, mới tá hỏa rằng, những người Tàu tìm đến Trại Lốc ở không phải vì kiếm mảnh đất định cư, mà họ truy tìm kho báu. Lúc này, người dân mới phát hiện hàng loạt hầm mộ bị xới tung, rất nhiều đường hầm đào sâu vào lòng đất, lòng núi.
Khi đó, không ai biết đấy là những hầm mộ khổng lồ của các vị vua Trần, mà chỉ nghĩ đó là nơi giấu của từ thời Bắc thuộc. Sau này, các nhà khoa học nghiên cứu, khẳng định các kiến trúc cổ trong rừng, dưới lòng đất là lăng mộ các vị vua Trần, thì người dân mới tá hỏa tam tinh, biết rằng đó la lăng mộ vua.
Không chỉ hàng loạt hầm mộ ở Trại Lốc bị đào bới, phá tan tành, mà khắp vùng tây Yên Tử đều đã bị phá nát, mà sau này, các nhà khảo cổ đào bới lại, chỉ còn phát hiện ra nền móng, hoặc sự đổ nát hoang tàn.
Con đường từ Trại Lốc qua Thông Đàn 1, Thông Đàn 2, lên tận am Ngọa Vân, rồi vòng về chùa Hồ Thiên… dẫn đến vô số công trình kỳ vĩ thời Trần, đều đã bị phá nát. Những hầm hố đào sâu vào lòng đất. Những rùa đá, bia đá, ngựa đá, sấu đá (một loài vật mang tính tâm linh đời Trần) bị đập bỏ tìm kho báu bên trong.
Ông Thiện đặt câu hỏi: “Tôi từng có nhiều năm ở chiến trường miền Nam, rồi Campuchia, tiếp xúc với người Hoa nhiều, nên tôi rất hiểu họ. Họ cực kỳ kín tiếng và rất giỏi địa lý. Họ thường sang Việt Nam với cuốn gia phả, với những tấm bản đồ cất giữ kho báu.
Tôi từng sinh sống với người Hoa, nên tôi cũng nắm thông tin từ họ rằng, thời Bắc thuộc người Tàu sang Việt Nam đô hộ, nên cướp bóc được nhiều của cải, vàng bạc. Người Tàu có thói quen tích vàng. Khi tích được nhiều vàng, họ thường lập các kho báu, rồi yểm bùa cất giữ.
Họ thường mua một bé gái 1-2 tuổi, nuôi đến khi đủ 14 tuổi, giữ bé gái trinh nguyên để làm bùa yểm trấn giữ kho báu. Họ sẽ đào hầm, cất giữ kho báu, rồi cho cô gái uống thuốc mê. Khi cô gái đã ngủ, thì họ nhét miếng sâm vào miệng, đặt cô gái vào cửa hầm. Một chiếc đèn dầu được thắp trong hầm, đủ sáng đến 100 ngày. Cô gái sẽ ngủ 100 ngày, khi sâm hết tác dụng, thì sẽ chết.
Cái chết oan khuất biến cô gái thành thần giữ của. Oan hồn trinh nữ sẽ trông giữ kho báu mãi mãi. Không ai có thể xâm phạm được vào kho báu này, nếu không phải là người chủ, biết thần chú giải bùa.
Hồi người Tàu đột ngột bỏ đi khỏi làng Trại Lốc, dân làng chúng tôi mới tá hỏa tam tinh rằng, họ đã sang Việt Nam, trú ngụ ở Trại Lốc bao năm là để tìm kho báu. Tuy nhiên, họ không thể mang về hết được, vì kho báu quá nhiều, nên sẽ chôn ở đâu đó quanh Trại Lốc, rồi yểm trinh nữ làm thần giữ của.
Vậy nên, mới có chuyện, thi thoảng vẫn có nhóm người Tàu lén lén lút lút tìm về Trại Lốc, với chiếc bản đồ, gia phả trong tay đi tìm kiếm quanh khu vực. Việc chiếc hộp vàng ròng vô tình được ông sư trụ trì của Trung Tiết tìm thấy ở Trại Lốc, do máy ủi làm đường đào trật ra, tôi nghĩ cũng liên quan đến kho báu của người Tàu. Có thể họ vẫn còn cất giấu vàng bạc ở đâu đó mà ta không thể biết được”.
Còn tiếp...
Dương Phong
Kỳ 3: Người Tàu dựng làng sinh sống ở Quảng Ninh để truy tìm kho báu
Theo lời kể của ông Ngô Xuân Thiện, thủ từ đền Sinh thờ các vụ vua Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) mới biết, xưa kia, vùng Trại Lốc, thuộc xã An Sinh, vốn là xóm người Hoa ở, mà dân cư trong vùng thường gọi là “xóm người Tàu”.
Họ sang vùng Trại Lốc từ khi nào thì ông Thiện không rõ, nhưng theo các cụ kể lại, thì từ thời Pháp, khoảng đầu thế kỷ 20, người Tàu đã có mặt ở khu vực này.
Lúc đầu, chỉ có một nhóm người đến Trại Lốc đào bới hầm hào. Ngày đó, vùng Trại Lốc, cả vùng An Sinh đều là rừng rậm, toàn những thân cây lim to vài người ôm, hổ báo, rắn rết nhiều vô kể, nên chẳng ai vào đó sống làm gì.
Ông Thiện kể về ngôi làng người Tàu bí ẩn ở Trại Lốc |
Nhóm người Tàu kéo đến vùng này, rồi vào tận Trại Lốc, tít tận trong rừng dựng nhà sinh sống. Người Tàu vốn giỏi buôn bán, sang Việt Nam thường tìm đến các thành phố lớn làm ăn, thế nhưng nhóm người này lại vào trong rừng ở, kể cũng lạ.
Tuy nhiên, ngày đó đất rộng, rừng nhiều, nên việc các nhóm người lạ đến định cư, khai phá cũng không được để ý. Vùng Đông Triều có nhiều than, nên việc nhóm người này đào bới hầm hào trong rừng, cũng ít được để ý, vì người dân nghĩ họ đào hầm tìm than làm chất đốt.
Thế nhưng, theo các cụ kể lại, có một sự lạ, ấy là mặc dù sống trong rừng, thời gian đầu không thấy họ làm ăn gì ngoài việc đào bới, nhưng nhóm người Tàu này rất giàu có. Họ ăn mặc đẹp, dựng nhà to, ăn uống đồ ngon, vật lạ. Nhóm người Tàu này đưa vợ con sang sinh sống, rồi sinh cơ lập nghiệp luôn ở Trại Lốc.
Cả làng Trại Lốc biến thành một ngôi làng của người Tàu, với mấy chục hộ dân, cùng hàng trăm cư dân. Họ có cả nghĩa địa hẳn hoi, tức là đã có vài thế hệ chết già ở ngôi làng này. Làng Trại Lốc thay đổi nhanh chóng. Rừng được khai phá, những trang trại lớn mọc lên.
Phần đáy chiếc hộp vàng tìm được ở Trại Lốc |
Người Tàu làm ăn rất giỏi, nuôi trâu bò hàng đàn đông đúc, lợn gà chạy tung tăng đầy đồi. Những vườn cây bát ngát trĩu trịt quả.
Thế nhưng, đùng một cái, cách nay chừng 30 năm, ngôi làng Trại Lốc cứ dần dần teo tóp dân cư. Họ bán trâu bò, lợn gà với giá rẻ, rồi biến mất khỏi Trại Lốc một cách bí ẩn. Những ngôi nhà khang trang bị họ đập bỏ, đốt cháy. Mồ mả họ cũng đào bới mang đi đâu không rõ.
Làng Trại Lốc đột nhiên thành ngôi làng hoang, không có bóng người. Thấy ruộng vườn bỏ hoang, cư dân vùng ngoài tiến vào sinh sống.
Theo lời ông Thiện, khi dân cư ở vùng trũng vào Trại Lốc ở, mới tá hỏa rằng, những người Tàu tìm đến Trại Lốc ở không phải vì kiếm mảnh đất định cư, mà họ truy tìm kho báu. Lúc này, người dân mới phát hiện hàng loạt hầm mộ bị xới tung, rất nhiều đường hầm đào sâu vào lòng đất, lòng núi.
Toàn bộ cổ vật và lăng mộ Trần Nghệ Tông ở làng Trại Lốc đã bị đào bới, đập phá tìm kho báu |
Khi đó, không ai biết đấy là những hầm mộ khổng lồ của các vị vua Trần, mà chỉ nghĩ đó là nơi giấu của từ thời Bắc thuộc. Sau này, các nhà khoa học nghiên cứu, khẳng định các kiến trúc cổ trong rừng, dưới lòng đất là lăng mộ các vị vua Trần, thì người dân mới tá hỏa tam tinh, biết rằng đó la lăng mộ vua.
Không chỉ hàng loạt hầm mộ ở Trại Lốc bị đào bới, phá tan tành, mà khắp vùng tây Yên Tử đều đã bị phá nát, mà sau này, các nhà khảo cổ đào bới lại, chỉ còn phát hiện ra nền móng, hoặc sự đổ nát hoang tàn.
Con đường từ Trại Lốc qua Thông Đàn 1, Thông Đàn 2, lên tận am Ngọa Vân, rồi vòng về chùa Hồ Thiên… dẫn đến vô số công trình kỳ vĩ thời Trần, đều đã bị phá nát. Những hầm hố đào sâu vào lòng đất. Những rùa đá, bia đá, ngựa đá, sấu đá (một loài vật mang tính tâm linh đời Trần) bị đập bỏ tìm kho báu bên trong.
Ông Thiện đặt câu hỏi: “Tôi từng có nhiều năm ở chiến trường miền Nam, rồi Campuchia, tiếp xúc với người Hoa nhiều, nên tôi rất hiểu họ. Họ cực kỳ kín tiếng và rất giỏi địa lý. Họ thường sang Việt Nam với cuốn gia phả, với những tấm bản đồ cất giữ kho báu.
Thông Đàn vốn là công trình đồ sộ cũng bị đào bới tan tành, phá nát |
Tôi từng sinh sống với người Hoa, nên tôi cũng nắm thông tin từ họ rằng, thời Bắc thuộc người Tàu sang Việt Nam đô hộ, nên cướp bóc được nhiều của cải, vàng bạc. Người Tàu có thói quen tích vàng. Khi tích được nhiều vàng, họ thường lập các kho báu, rồi yểm bùa cất giữ.
Họ thường mua một bé gái 1-2 tuổi, nuôi đến khi đủ 14 tuổi, giữ bé gái trinh nguyên để làm bùa yểm trấn giữ kho báu. Họ sẽ đào hầm, cất giữ kho báu, rồi cho cô gái uống thuốc mê. Khi cô gái đã ngủ, thì họ nhét miếng sâm vào miệng, đặt cô gái vào cửa hầm. Một chiếc đèn dầu được thắp trong hầm, đủ sáng đến 100 ngày. Cô gái sẽ ngủ 100 ngày, khi sâm hết tác dụng, thì sẽ chết.
Các am tháp cũng bị đào rỗng ruột |
Cái chết oan khuất biến cô gái thành thần giữ của. Oan hồn trinh nữ sẽ trông giữ kho báu mãi mãi. Không ai có thể xâm phạm được vào kho báu này, nếu không phải là người chủ, biết thần chú giải bùa.
Hồi người Tàu đột ngột bỏ đi khỏi làng Trại Lốc, dân làng chúng tôi mới tá hỏa tam tinh rằng, họ đã sang Việt Nam, trú ngụ ở Trại Lốc bao năm là để tìm kho báu. Tuy nhiên, họ không thể mang về hết được, vì kho báu quá nhiều, nên sẽ chôn ở đâu đó quanh Trại Lốc, rồi yểm trinh nữ làm thần giữ của.
Vậy nên, mới có chuyện, thi thoảng vẫn có nhóm người Tàu lén lén lút lút tìm về Trại Lốc, với chiếc bản đồ, gia phả trong tay đi tìm kiếm quanh khu vực. Việc chiếc hộp vàng ròng vô tình được ông sư trụ trì của Trung Tiết tìm thấy ở Trại Lốc, do máy ủi làm đường đào trật ra, tôi nghĩ cũng liên quan đến kho báu của người Tàu. Có thể họ vẫn còn cất giấu vàng bạc ở đâu đó mà ta không thể biết được”.
Còn tiếp...
Dương Phong
Bình luận