• Zalo

Lạm phát cao kỷ lục, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ chính sách tiền tệ

Tài chínhThứ Sáu, 04/02/2022 10:17:48 +07:00Google News

Ngân hàng Trung ương châu Âu quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ dù số liệu ngày 2/2 cho thấy, lạm phát tại Eurozone đã bất ngờ tăng lên mức cao kỷ lục.

Số liệu chính thức ngày 2/2 cho thấy tỷ lệ lạm phát đã bất ngờ tăng lên 5,1% trong tháng 1/2022, mức cao kỷ lục kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu này năm 1997, cao hơn 0,1 điểm so với mức của tháng 12/2021 và cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.

Giá tiêu dùng tăng mạnh trên toàn thế giới đã khiến các ngân hàng trung ương khác phải hành động, trong đó Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thông báo sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,5% trong ngày 3/2.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ sớm hành động theo sau khi đánh tín hiệu về việc tăng lãi suất nhiều đợt trong năm 2022. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã để lãi suất ở mức thấp kỷ lục.

Các nhà quan sát sẽ theo dõi sát sao bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde vào cuối ngày 3/2 để tìm kiếm manh mối về sự thay đổi quan điểm trong ngân hàng trung ương này.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp có chung quan điểm với dự báo của ECB về rủi ro lạm phát có thể cao hơn dự kiến, nhưng cho biết rất khó có đợt tăng lãi suất nào trong năm nay.

Lạm phát cao kỷ lục, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ chính sách tiền tệ - 1

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 3/2 quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng bất chấp lạm phát tăng cao kỷ lục tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất lần thứ hai kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, từ 0,25% lên mức 0,5%.

Trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng và dự báo có thể đạt mức 7,25% vào tháng Tư, ngày 3/2, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoE (MPC) với 5 phiếu thuận, 4 phiếu chống, đã nhất trí tăng lãi suất lên mức 0,5%. Các thành viên bỏ phiếu chống vì muốn tăng lãi suất mạnh hơn, lên mức 0,75%.

Các quan chức BoE cho biết việc tăng lãi suất, cùng với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hơn 30 năm, sẽ làm giảm 2% thu nhập sau thuế của các hộ gia đình trong năm nay và giảm thêm 0,5% nữa vào năm 2023. Đó sẽ là mức giảm sức chi tiêu hàng năm lớn nhất kể từ năm 1990.

Thu nhập giảm sẽ làm giảm chi tiêu và giảm tốc độ tăng trưởng của Anh xuống còn khoảng 1%. Tuy nhiên, MPC cho biết việc các hộ gia đình phải chịu tổn thất này sẽ giúp kéo lạm phát xuống mức mục tiêu 2% trong vòng hai năm.

Theo biên bản cuộc họp, các thành viên MPC bỏ phiếu cho mức tăng 0,25% cho rằng lạm phát sẽ vẫn cao hơn nhiều mức mục tiêu 2% trong khi nền kinh tế suy yếu do các hộ gia đình gặp khó khăn. BoE cho biết lạm phát sẽ vẫn ở mức trên 5% vào cuối năm nay.

Với những thông tin này, các nhà giao dịch cho rằng BoE sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay với dự báo rằng BoE sẽ tăng lãi suất lên mức 1% vào tháng 5 và 1,5% vào tháng 11.

Trong một nỗ lực nhằm tăng sức mạnh của việc thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát, MPC đã bỏ phiếu nhất trí không tái đầu tư bất kỳ phần nào trong khoản trái phiếu chính phủ trị giá 875 tỷ bảng mà BoE đã mua theo các chương trình nới lỏng định lượng khi đến kỳ đáo hạn.

Sau quyết định trên của MPC, đồng bảng Anh đã tăng 0,2% so với đồng USD, lên mức một bảng đổi 1,36 USD, lãi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm cũng tăng 0,11%, lên mức 1,36%.

Trước đó, ngày 16/12/2021, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới quyết định tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng. Với tỷ lệ phiếu 8-1, MPC đã nhất trí tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%.

(Nguồn: vietnamplus)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp