(VTC News) – Chuyên gia kỳ cựu ngành giao thông vận tải phân tích về những việc cần làm trong lộ trình cấm xe máy và thời điểm ban hành cấm.
Dưới đây là nội dung bài viết Tiến sỹ Trần Đình Bá gửi tới VTC News:
Lâu nay, có một thực tế không thể chối cãi đó là bức tranh toàn cảnh giao thông đô thị hỗn loạn với hàng triệu người từ cán bộ, công chức đến thường dân cưỡi một “chú ngưa sắt” chen chúc với các loại taxi, xe buýt, xe container, xe con siêu sang …trên đường phố đang làm đầu cả ngàn tiến sỹ, giáo sư ngành giao thông vận tải.
Bất lực tới mức “bó tay.com”, họ thậm chí còn phải lập đàn kêu gọi nhân dân hiến kế.
Bỏ tiền túi mua xe máy: Dại!
Các “chiến lược gia” muốn cấm xe máy đô thị cần phải trả lời câu hỏi này trước tiên.
Những gia đình có thu nhập trung bình tại các đô thị ở Việt Nam hầu hết sở hữu ngôi nhà với diện tích không lớn, nhưng trong đó cũng đã phải dành chỗ cho vài chiếc xe máy để có cái đi lại “làm ăn”.
Nếu không đi xe máy thì liệu các phương tiện giao thông cộng cộng hiện có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Do vậy, muốn tiên liệu lộ trình, trước tiên phải cận cảnh giao thông đô thị ở Việt Nam.
Tôi còn nhớ, tại cuộc báo cáo khoa học ở Hội trường D-2 Bộ Giao thông vận tải ngày 13/2/2012, trước 300 tiến sỹ và phóng viên, Vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành từng công bố: ”Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt (ĐS), hàng không (HK), đường biển (HH) chỉ đạt dưới 1 % so với cả 5 loại hình vận tải”.
Đây là số liệu chính xác, trung thực được đưa ra từ một quan chức cao cấp chuyên quản lý theo dõi thị phần của các loại hình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải để vạch chiến lược.
Có thể thấy rằng tỷ lệ dưới 1% (thị phần hành khách đường sắt, hàng không, đường biển) là điều “quái dị nhất”, chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới. Điều đó phản ánh sự thật “thành quả vĩ đại” gần 3 thập kỷ đổi mới của Bộ Giao thông Vận tải.
Như vậy đường bộ và đường sông phải gánh trên 99,1% thị phần vận tải hành khách mà đường bộ là chủ yếu trên 80%. Trong khi phương tiện giao thông công cộng duy nhất là xe buýt chỉ đáp ứng được vài phần trăm - tức chưa đủ cho học sinh, sinh viên đi học hàng ngày thì hầu hết là xe máy của người dân phải gánh.
Mật độ giao thông trên đường bộ, đặc biệt ở các đô thị dày đặc. Cảnh chen lấn giành đường dẫn đến thảm họa tai nạn giao thông mỗi năm làm 12.000 người chết, thiệt hại về tài sản trên 2 tỷ USD mà nguyên nhân chính chính là từ “thị phần dưới 1% có như không” này.
Việt Nam hiện có 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/năm mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94%. Chúng ta có 260 cảng biển - nhiều gấp 2 lần các nước thuộc liên minh châu Âu (EU). Chúng trị giá 100 tỷ USD mà chỉ đạt 2% thị phần hàng hóa, chưa kể không chở được hành khách.
Đường sắt 3.200 km trị giá 30 tỷ USD với 42.000 người vận hành mà chỉ đạt 16 triệu hành khách/năm, tính ra chỉ bằng 1/20 đường sông. Lượng thị phần vận tải này thua xa đội ngũ xe ôm và lái xe taxi tại TP. HCM.
Thử hỏi, tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, đường biển là 200 tỷ USD mà mỗi năm chỉ vận tải 28 triệu hành khách, chiếm 0.9% tỷ lệ thị phần vận tải hành khách thì đã tương xứng chưa so với 99.1 % thị phần đượng bộ và đường song?
Sự chênh lệch quá lớn này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi vì sao phải có lộ trình cấm xe máy. Giao thông công cộng chính là nguồn phúc lợi an sinh xã hội mà dân được hưởng vậy mà người dân phải gánh, phải tự bỏ tiền ra sắm xe máy để đi lại?! Quá “dị”, quá dại!
Đừng tư duy kiểu ‘bầy đàn đa cấp’
Nên nhớ, giao thông Đường sắt, Hàng hải, Hàng không chính là ba quả đấm thép chủ lực, là phương tiện giao thông hiện đại nhất do Nhà nước hoàn toàn chi phối mà chỉ đạt 0,9% thị phần, lãng phí trên 95% năng lực hạ tầng giao thông thì gánh nặng đường bộ dồn lên đô thị.
Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về lãng phí trên 95% năng lực của đường sắt, sân bay, cảng biển. Thế nhưng, lại tư duy “bầy đàn đa cấp” đua nhau đầu tư vào cảng biển, sân bay. Đường sắt tân trang, ném nhiều tỷ USD qua cửa sổ, còn phương tiện công cộng cho đô thị thì bỏ rơi.
Ai cũng biết cấm xe máy đô thị là cần thiết để giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn song giải bài toán giao thông đô thị phải đi từ vĩ mô đến vi mô.
Chỉ khi nào Đường sắt, Hàng hải, Hàng không đạt được trên 40% thị phần vận tải mới có hy vọng để giảm thị phần cho đường bộ. Khi đó mới dồn vốn liếng Nhà nước cho việc mua sắm phương tiện giao thông công cộng ở đô thị.
Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng ở đô thị đáp ứng được trên 60% nhu cầu đi lại cho nhân dân mới có thể ban hành lệnh cấm xe máy.
Muốn làm được điều này không khó, cái khó là làm sao ngăn được cơn tham vọng đầu tư ồ ạt vào cảng biển sân bay, đường sắt cao tốc gây lãng phí trên 95% tiền của từ sức dân, rồi người dân phải tự bỏ tiền ra sắm xe máy để đi lại.
Đầu tư công vào giao thông vận tải là lớn nhất, nhưng hiệu quả thấp nhất khiến ngành giao thông đang trở thành “mắt xích yếu nhất”, “lỗ thủng”, thậm chí là “con nghiện khổng lồ” của nền kinh tế quốc dân, làm tăng vọt nợ công hàng chục tỷ USD.
Làm sao để đường sắt, hàng không, đường biển đạt trên 40% thị phần? Câu hỏi này dành cho các Chiến lược gia giao thông vận tải. Họ phải thấy trách nhiệm của mình là tìm lời giải cho bài toán thị phần giao thông ở Việt Nam, đặc biệt là giao thông đô thị.
Thay lời kết, muốn hiện đại, văn minh, sớm muộn gì chúng ta cũng phải cấm xe máy.
Tiến sỹ Trần Đình Bá (Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt Nam - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) vừa chia sẻ quan điểm về việc "Cần có lộ trình cấm xe máy ở các đô thị lớn" – chuyên đề do VTC News khởi xướng, bắt đầu bằng ý kiến của TS Lương Hoài Nam, cựu Tổng giám đốc Jetstar Pacific.
Dưới đây là nội dung bài viết Tiến sỹ Trần Đình Bá gửi tới VTC News:
Lâu nay, có một thực tế không thể chối cãi đó là bức tranh toàn cảnh giao thông đô thị hỗn loạn với hàng triệu người từ cán bộ, công chức đến thường dân cưỡi một “chú ngưa sắt” chen chúc với các loại taxi, xe buýt, xe container, xe con siêu sang …trên đường phố đang làm đầu cả ngàn tiến sỹ, giáo sư ngành giao thông vận tải.
Bất lực tới mức “bó tay.com”, họ thậm chí còn phải lập đàn kêu gọi nhân dân hiến kế.
Bỏ tiền túi mua xe máy: Dại!
Tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Internet |
Những gia đình có thu nhập trung bình tại các đô thị ở Việt Nam hầu hết sở hữu ngôi nhà với diện tích không lớn, nhưng trong đó cũng đã phải dành chỗ cho vài chiếc xe máy để có cái đi lại “làm ăn”.
Nếu không đi xe máy thì liệu các phương tiện giao thông cộng cộng hiện có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không? Do vậy, muốn tiên liệu lộ trình, trước tiên phải cận cảnh giao thông đô thị ở Việt Nam.
Tôi còn nhớ, tại cuộc báo cáo khoa học ở Hội trường D-2 Bộ Giao thông vận tải ngày 13/2/2012, trước 300 tiến sỹ và phóng viên, Vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành từng công bố: ”Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt (ĐS), hàng không (HK), đường biển (HH) chỉ đạt dưới 1 % so với cả 5 loại hình vận tải”.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Đây là số liệu chính xác, trung thực được đưa ra từ một quan chức cao cấp chuyên quản lý theo dõi thị phần của các loại hình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải để vạch chiến lược.
|
Như vậy đường bộ và đường sông phải gánh trên 99,1% thị phần vận tải hành khách mà đường bộ là chủ yếu trên 80%. Trong khi phương tiện giao thông công cộng duy nhất là xe buýt chỉ đáp ứng được vài phần trăm - tức chưa đủ cho học sinh, sinh viên đi học hàng ngày thì hầu hết là xe máy của người dân phải gánh.
Mật độ giao thông trên đường bộ, đặc biệt ở các đô thị dày đặc. Cảnh chen lấn giành đường dẫn đến thảm họa tai nạn giao thông mỗi năm làm 12.000 người chết, thiệt hại về tài sản trên 2 tỷ USD mà nguyên nhân chính chính là từ “thị phần dưới 1% có như không” này.
Việt Nam hiện có 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/năm mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94%. Chúng ta có 260 cảng biển - nhiều gấp 2 lần các nước thuộc liên minh châu Âu (EU). Chúng trị giá 100 tỷ USD mà chỉ đạt 2% thị phần hàng hóa, chưa kể không chở được hành khách.
Đường sắt 3.200 km trị giá 30 tỷ USD với 42.000 người vận hành mà chỉ đạt 16 triệu hành khách/năm, tính ra chỉ bằng 1/20 đường sông. Lượng thị phần vận tải này thua xa đội ngũ xe ôm và lái xe taxi tại TP. HCM.
Thử hỏi, tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, đường biển là 200 tỷ USD mà mỗi năm chỉ vận tải 28 triệu hành khách, chiếm 0.9% tỷ lệ thị phần vận tải hành khách thì đã tương xứng chưa so với 99.1 % thị phần đượng bộ và đường song?
Sự chênh lệch quá lớn này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi vì sao phải có lộ trình cấm xe máy. Giao thông công cộng chính là nguồn phúc lợi an sinh xã hội mà dân được hưởng vậy mà người dân phải gánh, phải tự bỏ tiền ra sắm xe máy để đi lại?! Quá “dị”, quá dại!
Đừng tư duy kiểu ‘bầy đàn đa cấp’
Người ta đang nói người Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào xe máy (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
Nên nhớ, giao thông Đường sắt, Hàng hải, Hàng không chính là ba quả đấm thép chủ lực, là phương tiện giao thông hiện đại nhất do Nhà nước hoàn toàn chi phối mà chỉ đạt 0,9% thị phần, lãng phí trên 95% năng lực hạ tầng giao thông thì gánh nặng đường bộ dồn lên đô thị.
Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về lãng phí trên 95% năng lực của đường sắt, sân bay, cảng biển. Thế nhưng, lại tư duy “bầy đàn đa cấp” đua nhau đầu tư vào cảng biển, sân bay. Đường sắt tân trang, ném nhiều tỷ USD qua cửa sổ, còn phương tiện công cộng cho đô thị thì bỏ rơi.
Ai cũng biết cấm xe máy đô thị là cần thiết để giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn song giải bài toán giao thông đô thị phải đi từ vĩ mô đến vi mô.
Chỉ khi nào Đường sắt, Hàng hải, Hàng không đạt được trên 40% thị phần vận tải mới có hy vọng để giảm thị phần cho đường bộ. Khi đó mới dồn vốn liếng Nhà nước cho việc mua sắm phương tiện giao thông công cộng ở đô thị.
|
Muốn làm được điều này không khó, cái khó là làm sao ngăn được cơn tham vọng đầu tư ồ ạt vào cảng biển sân bay, đường sắt cao tốc gây lãng phí trên 95% tiền của từ sức dân, rồi người dân phải tự bỏ tiền ra sắm xe máy để đi lại.
Đầu tư công vào giao thông vận tải là lớn nhất, nhưng hiệu quả thấp nhất khiến ngành giao thông đang trở thành “mắt xích yếu nhất”, “lỗ thủng”, thậm chí là “con nghiện khổng lồ” của nền kinh tế quốc dân, làm tăng vọt nợ công hàng chục tỷ USD.
Làm sao để đường sắt, hàng không, đường biển đạt trên 40% thị phần? Câu hỏi này dành cho các Chiến lược gia giao thông vận tải. Họ phải thấy trách nhiệm của mình là tìm lời giải cho bài toán thị phần giao thông ở Việt Nam, đặc biệt là giao thông đô thị.
Thay lời kết, muốn hiện đại, văn minh, sớm muộn gì chúng ta cũng phải cấm xe máy.
Theo bạn, có nên cấm xe máy ở đô thị lớn?
|
Tiến sỹ Trần Đình Bá
Bình luận