• Zalo

Internet đã thay đổi cách dạy và học như thế nào?

Giáo dụcThứ Tư, 05/12/2012 06:44:00 +07:00Google News

(VTC News)- Ngày 5/12, tọa đàm "Internet đã, đang và sẽ thay đổi cách dạy và học như thế nào?" được tổ chức tại Hà Nội.

(VTC News)- Ngày 5/12, tọa đàm "Internet đã, đang và sẽ thay đổi cách dạy và học như thế nào?" được tổ chức để thảo luận giải pháp sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên từ Internet phục vụ việc dạy và học.

Đây là chương trình do trường Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA tổ chức tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 15 năm internet có mặt ở Việt Nam.

Internet ra đời đã thay đổi rất nhiều phương thức dạy và học truyền thống
Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia đều nhận định, 15 năm qua, kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, Internet với các công cụ như tra cứu trực tuyến, thư viện mở, các dịch vụ như E-learning… đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà đầu tiên là góp phần vào việc nâng cao kiến thức của người dạy và người học tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cùng với internet, những hình thức học tập mới cũng được hình thành như học online, học từ xa. Việc đưa công nghệ vào dạy và học cũng góp phần thay đổi hai quá trình này và thay đổi tài nguyên học tập truyền thống.

Ông Đinh Hồng Hải (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân: nhiều kiến thức các giảng viên, giáo sư thu nhận được từ chính học sinh sinh viên. Có những điều chưa rõ, các em có thể tra tìm trên google trước khi hỏi thầy cô.
TS Lê Trường Tùng (hiệu trưởng đại học FPT) chia sẻ tại hội thảo
TS Lê Trường Tùng, (hiệu trưởng Đại học FPT) khẳng định internet đã thay đổi giáo dục ở 5 khía cạnh, bao gồm: Yêu cầu các tri thức – kỹ năng mới để thích ứng với xã hội mới; Thay đổi trong công nghệ dạy và học; Hình thành các tổ chức đào tạo kiểu mới, các phương thức hợp tác giáo dục mới; Học tập suốt đời ,dẫn đến thay đổi trong tổ chức và quản lý đào tạo; Tài nguyên học tập mở và cơ hội học tập cho mọi người.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc Bộ phận Phần mềm, IBM Việt Nam lại cho rằng trong thời đại bùng nổ của sự phát triển internet thì không chỉ có các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy mà thường xuyên xảy ra điều ngược lại.

Các trường đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tập đoàn đa quốc gia. Chính các trường đại học lại là một mắt xích để kết nối các quốc gia và kết nối toàn cầu.

Buổi tọa đàm tập trung làm rõ tác động của internet đến việc dạy và học ở khía cạnh nội dung, tổ chức và quản lý; đồng thời xác định đâu là xu thế, hình hài của hệ thống giáo dục mới - hệ thống Giáo dục 2.0.

Đó là hệ thống giáo dục bên cạnh việc đào tạo và nghiên cứu, trường học còn phải tới việc làm cho người học, có tính toàn cầu hóa cao…

Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn