Theo nhóm tác giả, thùng rác thông minh này là một hệ thống độc lập và được vận hành tự động theo yêu cầu người lập trình. Chiếc thùng rác được thiết kế đặc biệt với nhiều chức năng khác nhau: có cơ chế nén khi rác đầy quá 80%, gửi tín hiệu thông qua sóng wifi hoặc tin nhắn SMS đến bộ phận quản lý khi rác đầy và không thể nén được nữa, quản lý và giám sát tình trạng rác thải trong thùng thông qua ứng dụng Android hoặc website trên Google Map, sử dụng nguồn điện 12V từ năng lượng mặt trời để hoạt động, vận hành,…
Lịch trình thu gom rác của xe rác cũng sẽ được xây dựng dựa trên những dữ liệu mà thùng rác thông minh này gửi về, có thể tìm đường đi ngắn nhất giữa các vị trí đặt thùng rác trên Google Map, làm cho các xe rác di chuyển một cách linh hoạt, tránh việc dừng lâu gây bốc mùi hôi, thải khí C02 và gây tốn kém nhiên liệu.
Thịnh cũng cho biết, các bạn muốn hạn chế tối đa việc xe rác bốc mùi hôi thối trên đường, tình trạng rác đầy tràn ra ngoài thùng rác công công, giảm tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí, tiến kiệm công sức, tiền bạc,…
Video: Cuộc sống không thể tưởng tượng được của những người dân sống tại bãi rác Đa Phước
Hiện nay, nhóm đã xây dựng một mô hình thử nghiệm tại trường Đại học Công nghệ thông tin. Trong tương lai, các bạn mong muốn thùng rác được ứng dụng đặt tại nhiều nơi trong thành phố, giúp quan trắc mật độ dân cư của các khu vực. Đồng thời, Thịnh và Huỳnh cũng nghiên cứu tích hợp các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, khó để quan trắc môi trường, trở thành một công cụ để cảnh báo cháy ở một số khu vực, tích hợp hệ thống đèn led để phục vụ quảng cáo,…
Được biết, đề tài của nhóm đã đạt giải ba tại cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka - lần thứ XVIII năm 2016 do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.
Bình luận