(VTC News) – Dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông vẫn đang rất ngổn ngang.
Trong khi đó, tiến độ dự án ký kết với nhà thầu Trung Quốc sẽ khai thác vào quý 2/2015.
Thế nhưng, trên thực tế, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông mới chỉ thực hiện được 35% giá trị hợp đồng sau 36 tháng thi công.
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra tiến độ chạy thử tàu điện Cát Linh - Hà Đông từ tháng 1/2015 và chính thức khai thác từ tháng 6/2015. Để đảm bảo tiến độ, các trụ cầu phải thi công xong vào tháng 6/2014 và lắp đặt xong ray vào tháng 9. Dự kiến các nhà ga phải hoàn thành vào cuối năm 2014.
Trong khi đó, tiến độ dự án ký kết với nhà thầu Trung Quốc sẽ khai thác vào quý 2/2015.
Thế nhưng, trên thực tế, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông mới chỉ thực hiện được 35% giá trị hợp đồng sau 36 tháng thi công.
Trên tuyến đã giải phóng mặt bằng được 10km trong tổng số 13km, toàn bộ 23ha depot và 1,6ha đường dẫn vào khu depot. Hiện vẫn còn 3km vướng mặt bằng nên chưa khoan khảo sát địa chất được.
Trước thực tế này, mới đây Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường thẳng thắn nói: “Vừa rồi chúng tôi rà soát lại hiện nay mặt bằng bàn giao cho nhà thầu bị chậm khoảng 6 tháng. Chúng tôi làm việc và đề nghị thành phố Hà Nội trong năm nay xử lý xong mặt bằng cho nhà thầu. Đối với dự án Cát Linh-Hà Đông, chúng tôi mong muốn Hà Nội có những giải pháp tích cực hơn.
Ví dụ việc tái định cư không nhất thiết phải xây dựng một khu tái định cư mới, có thể đưa vào các dự án tái định cư đã có để giải phóng ngay. Di dời mồ mả cũng không nhất thiết xây dựng một nghĩa trang mới mà đưa vào các nghĩa trang đã có thì cũng giúp đẩy nhanh tiến độ.
Ngoài ra, tôi đề nghị cũng phải tạo điều kiện cho nhà thầu trong vấn đề thời gian thi công, bởi nếu không đáp ứng được thời gian thi công đặc biệt vào ban đêm chúng ta phải điều chỉnh một số tuyến giao thông để phục vụ cho nhà thầu thì mới kịp. Chúng tôi quyết tâm đối với dự án Cát Linh-Hà Đông sẽ là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên chúng ta đi vào hoạt động vào cuối năm 2015”.
“Không xong được!”
Công trình đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh dự kiến đến tháng 11/2013 bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư , tuy nhiên, dự án hiện đang vướng ga Cát Linh, quận Thanh Xuân và quận Đống Đa.
Nói về việc này, ông Trương Quang Thiều, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội quả quyết: “Tôi nghĩ rằng trong tháng 11 này là không xong được”.
Lý giải cho lời khẳng định này, ông Thiều nói, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng trên tuyến này hết sức khó khăn, khối lượng rất nhiều.
Thứ nhất là vừa rồi chủ đầu tư mới bàn giao lại các chỉ giới, mốc giới giải phóng mặt bằng một số tuyến ga trên cao và một số tuyến ga trên địa bàn 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa. Sau khi bàn giao xong quận còn phải điều tra, kiểm đếm, lên phương án cả lộ trình hết sức cần có thời gian.
Thứ hai, thành phố cũng làm việc với chủ đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải để xác định lại phần kiến trúc, ấn định lại chỉ giới giải phóng mặt bằng, tổ chức lại công tác giải phóng mặt bằng. Vấn đề tái định cư cũng hết sức khó khăn, khối lượng điều tra, kiểm đếm tại ga Cát Linh rất nhiều thì cũng cần có thời gian.
“Chưa kể, phần đường tránh tại Hà Đông đến nay trình tự thủ tục và những vấn đề về thu hồi đất, chỉ giới giải phóng mặt bằng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao, xử lý điều kiện giải phóng mặt bằng cho Hà Đông hết sức khó khăn, nên chúng tôi vẫn xác định cái đó vẫn là nguyện vọng, mong muốn và ý chí chúng ta quyết tâm”, ông Thiều nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, để khắc phục khó khăn về vốn cũng như trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông đã chấp thuận đề nghị của chủ đầu tư và tổng thầu, lựa chọn phương án ga 3 tầng thay cho phương án 2 tầng như trong thiết kế cơ sở.
Hiện nay 276/421 trụ cầu đã được thi công có chiều cao ứng với thiết kế nhà ga 3 tầng và tổng thầu đang có kế hoạch triển khai các khối lượng còn lại theo cao độ thiết kế này.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga, theo quy phạm thiết kế Metro GB của Trung Quốc, chịu động đất cấp 8. Với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD, đây sẽ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác vào cuối năm 2015 (Ảnh: Người Lao động) |
Ví dụ việc tái định cư không nhất thiết phải xây dựng một khu tái định cư mới, có thể đưa vào các dự án tái định cư đã có để giải phóng ngay. Di dời mồ mả cũng không nhất thiết xây dựng một nghĩa trang mới mà đưa vào các nghĩa trang đã có thì cũng giúp đẩy nhanh tiến độ.
Ngoài ra, tôi đề nghị cũng phải tạo điều kiện cho nhà thầu trong vấn đề thời gian thi công, bởi nếu không đáp ứng được thời gian thi công đặc biệt vào ban đêm chúng ta phải điều chỉnh một số tuyến giao thông để phục vụ cho nhà thầu thì mới kịp. Chúng tôi quyết tâm đối với dự án Cát Linh-Hà Đông sẽ là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên chúng ta đi vào hoạt động vào cuối năm 2015”.
“Không xong được!”
Công trình đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh dự kiến đến tháng 11/2013 bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư , tuy nhiên, dự án hiện đang vướng ga Cát Linh, quận Thanh Xuân và quận Đống Đa.
Nói về việc này, ông Trương Quang Thiều, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng của thành phố Hà Nội quả quyết: “Tôi nghĩ rằng trong tháng 11 này là không xong được”.
|
Thứ nhất là vừa rồi chủ đầu tư mới bàn giao lại các chỉ giới, mốc giới giải phóng mặt bằng một số tuyến ga trên cao và một số tuyến ga trên địa bàn 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa. Sau khi bàn giao xong quận còn phải điều tra, kiểm đếm, lên phương án cả lộ trình hết sức cần có thời gian.
Thứ hai, thành phố cũng làm việc với chủ đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải để xác định lại phần kiến trúc, ấn định lại chỉ giới giải phóng mặt bằng, tổ chức lại công tác giải phóng mặt bằng. Vấn đề tái định cư cũng hết sức khó khăn, khối lượng điều tra, kiểm đếm tại ga Cát Linh rất nhiều thì cũng cần có thời gian.
“Chưa kể, phần đường tránh tại Hà Đông đến nay trình tự thủ tục và những vấn đề về thu hồi đất, chỉ giới giải phóng mặt bằng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao, xử lý điều kiện giải phóng mặt bằng cho Hà Đông hết sức khó khăn, nên chúng tôi vẫn xác định cái đó vẫn là nguyện vọng, mong muốn và ý chí chúng ta quyết tâm”, ông Thiều nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, để khắc phục khó khăn về vốn cũng như trong công tác giải phóng mặt bằng, Bộ Giao thông đã chấp thuận đề nghị của chủ đầu tư và tổng thầu, lựa chọn phương án ga 3 tầng thay cho phương án 2 tầng như trong thiết kế cơ sở.
Hiện nay 276/421 trụ cầu đã được thi công có chiều cao ứng với thiết kế nhà ga 3 tầng và tổng thầu đang có kế hoạch triển khai các khối lượng còn lại theo cao độ thiết kế này.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga, theo quy phạm thiết kế Metro GB của Trung Quốc, chịu động đất cấp 8. Với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD, đây sẽ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội.
Minh Quân
Bình luận