Theo kết quả kiểm nghiệm các mẫu giá đỗ tại Hà Nội, các chỉ tiêu kiểm định đều trong hạn mức an toàn.
Sáng 1/9, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, khi thông tin các cơ sở sản xuất giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng, Cục này đã lấy 50 mẫu giá đỗ trên địa bàn TP. Hà Nội để kiểm tra các chỉ tiêu về kim loại nặng và vi khuẩn.
Theo kết quả sơ bộ, về kim loại nặng không vấn đề gì. Với 50 mẫu kiểm tra về chỉ tiêu Asen hầu hết đều không bị nhiễm, có 9 mẫu nhiễm Asen nhưng dưới mức cho phép.
Còn về chỉ tiêu khác như vi khuẩn Listeria, Salmonella, E.Coli hiện đã có kết quả bước đầu, nhưng cơ quan kiểm nghiệm đang tổng hợp, khi nào có kết luận đầy đủ mới công bố được.
“Muộn nhất ngày 4/9 chúng tôi sẽ có công bố cụ thể kết quả kiểm định này”, ông Trung cho biết thêm.
Ông Trung đồng thời khuyến cáo, khi người dân dùng thuốc điều hòa sinh trưởng trong sản xuất giá đỗ cần dùng đúng cách, đúng liều lượng đã được chỉ dẫn trên bao bì. Còn chất này không độc, nó cũng nằm trong danh mục được phép sử dụng, các nước sử dụng rất nhiều.
Với mẫu chè khô và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc đã được lấy mẫu để kiểm định, nhưng hiện vẫn đang được phân tích, chưa có kết quả.
Này 29/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã ký công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh giá đỗ, rau mầm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Vì trước đó, vào giữa tháng 8 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra, phân tích loại hóa chất được dùng để làm giá ăn ở TP. HCM.
Kết quả phân tích của Cục khẳng định, hóa chất có nguồn từ Trung Quốc. Các chất phát hiện gồm hoạt chất 6-Benzylaminopurine (thuộc nhóm cytokinin) và Gibberelin A28. Cả hai chất này đều chưa được phép sử dụng ở Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sáng 1/9, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, khi thông tin các cơ sở sản xuất giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng, Cục này đã lấy 50 mẫu giá đỗ trên địa bàn TP. Hà Nội để kiểm tra các chỉ tiêu về kim loại nặng và vi khuẩn.
Theo kết quả sơ bộ, về kim loại nặng không vấn đề gì. Với 50 mẫu kiểm tra về chỉ tiêu Asen hầu hết đều không bị nhiễm, có 9 mẫu nhiễm Asen nhưng dưới mức cho phép.
Còn về chỉ tiêu khác như vi khuẩn Listeria, Salmonella, E.Coli hiện đã có kết quả bước đầu, nhưng cơ quan kiểm nghiệm đang tổng hợp, khi nào có kết luận đầy đủ mới công bố được.
“Muộn nhất ngày 4/9 chúng tôi sẽ có công bố cụ thể kết quả kiểm định này”, ông Trung cho biết thêm.
Ông Trung đồng thời khuyến cáo, khi người dân dùng thuốc điều hòa sinh trưởng trong sản xuất giá đỗ cần dùng đúng cách, đúng liều lượng đã được chỉ dẫn trên bao bì. Còn chất này không độc, nó cũng nằm trong danh mục được phép sử dụng, các nước sử dụng rất nhiều.
Với mẫu chè khô và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc đã được lấy mẫu để kiểm định, nhưng hiện vẫn đang được phân tích, chưa có kết quả.
Này 29/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã ký công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh giá đỗ, rau mầm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Vì trước đó, vào giữa tháng 8 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra, phân tích loại hóa chất được dùng để làm giá ăn ở TP. HCM.
Kết quả phân tích của Cục khẳng định, hóa chất có nguồn từ Trung Quốc. Các chất phát hiện gồm hoạt chất 6-Benzylaminopurine (thuộc nhóm cytokinin) và Gibberelin A28. Cả hai chất này đều chưa được phép sử dụng ở Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Phunutoday
Bình luận