• Zalo

TP.HCM phải xây dựng theo mô hình đa trung tâm

Đời sốngThứ Tư, 15/01/2020 17:20:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Mô hình hiện tại của TP.HCM mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chăm sóc con cái, gây ô nhiễm không khí.

GS. Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật Bản, để giải quyết các vấn đề của thành phố hơn 10 triệu dân là không đơn giản. Trong tổ chức xây dựng thành phố thông minh luôn ưu tiên các ứng dụng thông minh để giảm ùn tắc giao thông, kiểm soát ngập lụt. Trong đó, giao thông luôn phải được ưu tiên, bởi nó liên quan đến các hoạt động giao thương. Nếu giao thương chậm lại thì sẽ làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hiện nay, giao thông đang là “nỗi ám ảnh” của người dân thành phố, việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề trước mắt thì GS. Đặng Lương Mô cho rằng, thành phố cần quy hoạch lại các bãi đậu xe: “Bắt xe ô tô dừng và đậu ở nơi có bãi đỗ xe, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ra quy định cấm đỗ dọc theo đường trong nội thành. Song song với áp dụng luật, thành phố cần xây, khuyến khích người dân xây và kinh doanh những bãi đậu tập thể, xây dựng hệ thống cống chung. Với hệ thống cống chung, vấn đề đào bới đường sá, nhất là cản trở giao thông sẽ không tồn tại nữa”.

TP.HCM phải xây dựng theo mô hình đa trung tâm - 1

Giáo sư Đặng Lương Mô - Việt kiều Nhật Bản.

 

Đánh giá về những vướng mắc trong giải quyết là ùn tắc giao thông và quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Phan Tấn Lộc, Việt kiều Pháp, cho rằng, nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là do con người, bởi ý thức tôn trọng pháp luật của người dân còn kém, nhiều người không hiểu luật giao thông... Còn về quy hoạch đô thị, TP.HCM đang quy hoạch theo kiểu một trung tâm độc nhất dẫn tới người dân ở xa trung tâm, nơi làm việc, giao thông thì xung đột với quy hoạch nhà ở. Kiến trúc sư Phan Tấn Lộc cho rằng, nên xây dựng thành phố đa trung tâm.

“Thành phố thế kỷ 21 nên phát triển thành phố đa trung tâm để đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc gần lại. Người ta còn đưa ra khái niệm mới là compact city, nghĩa là khu vực mình sinh hoạt đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình cả về công ăn việc làm, mua sắm, giải trí. Mô hình hiện tại mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chăm sóc con cái, gây ô nhiễm không khí”, ông Phan Tấn Lộc nêu ý kiến.

 Còn theo GS.TS Trần Hải Linh, kiều bào Hàn Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, TPHCM đang hướng tới xây dựng thành phố thông minh thì cần nhất là phải dựa trên nền tảng công nghệ cao. Tuy nhiên, công nghệ chỉ là công cụ, quan trọng nhất vẫn là bộ máy với nguồn nhân lực chất lượng cao để điều hành công cụ này.

TP.HCM phải xây dựng theo mô hình đa trung tâm - 2

GS.TS Trần Hải Linh - Việt kiều Hàn Quốc.

 

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm sống và làm việc tại Hàn Quốc nhiều năm, ông cũng đưa ra 10 yếu tố của thành phố thông minh cần có mà Hàn Quốc từng làm như: Nhà xưởng thông minh, quản lý thông minh, lưới điện thông minh, trang trại thông minh, phương tiện vận chuyển thông minh, bãi đỗ xe thông minh, môi trường sức khỏe thông minh, quản lý chất thải thông minh, cảnh sát thông minh và tòa nhà thông minh.

Tôi đang sống tại thành phố Songdo, mô hình kiểu mẫu thông minh, tất cả chất thải đều thông qua máy, không có cần phải sử dụng con người nhiều. Cả thành phố chỉ có duy nhất 6 người vận hành mô hình về quản lý chất thải”, GS.TS Trần Hải Linh cho hay.

Cùng với việc ghi nhận, nghiên cứu thực hiện những đề xuất, đóng góp của kiều bào, TP.HCM cũng khuyến khích các trí thức kiều bào về nước góp phần xây dựng và phát triển thành phố.

Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng chuyên gia, trí thức kiều bào tham gia các hoạt động khoa học công nghệ. Thành phố cũng nỗ lực làm cầu nối trong các hoạt động hợp tác giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước để có thể vận dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả các hiến kế của kiều bào.

Thúy Mai - Hà Anh/ VOV
Bình luận
vtcnews.vn